IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1 Tình hình khai thác các nguồn thu
4.1.1.1 Nguồn NSNN cấp
Theo quy định hiện nay các Bệnh viện công hàng năm được NSNN cấp một khoản kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đây là khoản thu từ thuế nên cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ theo quy định của Luật Ngân sách. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm qua, thu ngân sách cũng tăng mạnh. Do đó, Nhà nước tăng chi nhiều hơn cho đầu tư
phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội của đất nước trong đó có sự nghiệp y tế.
Đối với Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Miện, từ năm 2011 đến nay nguồn ngân sách cấp tương đối ổn định, trung bình 65 triệu đồng/giường bệnh. Đây là nguồn thu đáp ứng một phần cho các khoản chi thường xuyên, đặc biệt chi lương cho cán bộ và chi nghiệp vụ chuyên môn.
Ngoài khoản chi thường xuyên, các bệnh viện còn được cấp nguồn kinh phí không thường xuyên hàng năm dùng vào các mục đích bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ cơ
sở vật chất và mua sắm những tài sản thiết yếu để đơn vị hoạt động và chi đầu tư
xây dựng cơ bản.
Nhìn chung trong tổng nguồn kinh phí NSNN thì kinh phí thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn gần 90% tổng kinh phí NSNN cấp. Riêng kinh phí không thường xuyên và kinh phí xây dựng cơ bản nằm trong các dự án lớn và giải ngân qua các năm nên phụ thuộc nhiều vào kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án.
Những năm gần đây, tuy chi cho XDCB có tỷ trọng giảm nhưng đây vẫn là nguồn vốn cấp khá lớn cho bệnh viện. Nguồn kinh phí này tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng: cải tạo, xây mới nhà cửa; mua sắm các trang thiết bị chuyên dùng… để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân. Theo quy định hiện nay, việc thu hồi giá trị các tài sản này ở nước ta chưa được thực hiện tính trong giá viện phí, mà là do Nhà nước cấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 Hàng năm, mặc dù NSNN cấp cho chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn song mới chỉđáp ứng khoảng 65% nhu cầụ Theo kế hoạch, chi phí cho một giường bệnh khoảng 100 triệu đồng/năm thì kinh phí thường xuyên mới đáp ứng khoảng 65 triệu
đồng/năm. Số còn lại Bệnh viện phải bổ sung từ nguồn kinh phí khác mà chủ yếu là thu viện phí và BHYT. Bảng 4.1: Nguồn kinh phí Bệnh viện từ năm 2011-2013 Nội dung 2011 (tr.đ) 2012 (tr.đ) 2013 (tr.đ) So sánh (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Ngân sách nhà nước cấp 10.060 10.290 11.020 102 107 Kinh phí sự nghiệp (KPTX) 8.560 9.240 9.850 108 107 Kinh phí sự nghiệp (KPKTX) 500 250 670 50 268 Kinh phí XDCB 1.000 800 500 80 62 Nguồn thu phí, lệ phí 9.150 14.510 20.540 159 142 Viện phí 1.534 1.602 1.547 104 97 Thu BHYT 7.616 12.908 18.993 107 147 Nguồn thu dịch vụ và khác 1.340 2.310 2.566 172 111 Thu xã hội hoá 985 1.850 2.010 188 109 Thu dịch vụ và khác 355 460 556 130 121 Tổng cộng 20.550 27.110 34.126 132 126
( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVTM từ năm 2011-2013) 4.1.2.2 Nguồn viện phí và bảo hiểm y tế
Hình thức thu phí dịch vụ bắt đầu áp dụng ở các bệnh viện công nước ta từ
năm 1989. Thời gian qua do khó khăn về ngân sách nên đầu tư NSNN cho bệnh viện chưa đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh đã khiến một số dịch vụ y tế công không thểđáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Để khắc phục tình trạng trên, một hệ thống các chính sách đã được xây dựng để xã hội hóa, đa dạng hóa các dịch vụ y tế và phân cấp trách nhiệm trong quản lý, đặc biệt là chính sách thu hồi viện phí, mở rộng thực hiện bảo hiểm y tế cho các đối tượng nhằm huy động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 mọi nguồn lực cho chăm sóc sức khỏẹ Đây chính là bước đột phá trong quản lý tài chính của bệnh viện và cũng là giải pháp vừa tháo gỡ khó khăn về tài chính, vừa
đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe của người dân.
Tính trên phạm vi cả nước, nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế đã tăng nhanh qua các năm. Trong giai đoạn 1990 – 1995, nguồn thu này chiếm từ 5 %– 7% thì dến năm 2000 đã tăng lên 15,69% so với chi NSNN cho y tế (theo niên giám thống kê y tế 2000). Chi từ nguồn thu viện phí và BHYT cho chăm sóc sức khỏe và
điều trị tại các bệnh viện trên cả nước so với khoản ngân sách phân bố cho các bệnh viện công tăng từ 10% năm 1991 lên đến 58,2% năm 2002 (theo báo cáo của Bộ y tế năm 2002). Cho đến nay nguồn thu viện phí, thu BHYT của các Bệnh viện ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thụ
Đối với Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Miện, nguồn thu viện phí và BHYT cũng không ngừng tăng trong những năm qua và trở thành nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện: chiếm khoảng 50-60% tổng kinh phí hoạt động của Bệnh viện.
Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền thu từ viện phí và BHYT của Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Miện năm sau cao hơn năm trước khoảng 40-60% do tăng giá thu viện phí từ Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương. Đặc biệt nguồn thu này sẽ
tăng rất nhanh vì Nhà nước đã có chính sách tăng giá viện phí để tiến tới thực hiện Nghịđịnh 85/NĐ-CP, Nhà nước sẽ giảm dần kinh phí cấp cho y tế.
Hiện nay, các bệnh viện đã chú trọng việc nâng cấp chất lượng một số dịch vụ y tế trong KCB thông qua việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nên mức giá dịch vụ sẽ tăng caọ Đây cũng là giải pháp không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn đảm bảo nâng cao nguồn thu, thực hiện tự chủ tài chính cho các Bệnh viện hiện naỵ
Đồng thời Bệnh viện đã tổ chức thu viện phí đồng bộ, sử dụng tin học trong việc quản lý viện phí tới từng giường bệnh theo từng ngày điều trị và từng dịch vụ
sử dụng. Chính các yếu tố này đã làm cho nguồn thu từ viện phí tăng đáng kể. Trong năm 2012 và 2013, thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước, các tỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 cho hoạt động y tế nên nguồn thu viện phí và BHYT đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong bệnh viện. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng thu như hiện naỵ Trên thực tế cho đến nay, bệnh viện không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý thu viện phí theo hướng thu
đúng, thu dủ nhằm đảm bảo công bằng hiệu quả.
4.1.2.3 Nguồn thu từ các nguồn thu khác
Nhìn chung đây là nguồn thu tuy không lớn nhưng cũng không ngừng tăng trong những năm qua và được bổ sung vào kinh phí hoạt động thường xuyên của Bệnh viện. Có thể nói đây là nguồn thu còn nhiều tiềm năng. Khi Bệnh viện thực hiện khoán thì cần tận dụng và tăng cường thu từ nguồn này, đặc biệt là từ các dịch vụ phi y tế bổ trợ cho công tác khám chữa bệnh.
Nguồn thu này đòi hỏi Bệnh viện mở rộng dịch vụ kèm dịch vụ KCB đem tới
đầy đủ dịch vụ cho người dân đến khám và điều trị. Nguồn thu này Bệnh viện cân
đối thu chi nộp thuế nghĩa vụ với Nhà nước và có kinh phí bổ sung kinh phí hoạt
động sự nghiệp y tế của các Bệnh viện. Hiện nay, Bệnh viện đa khoa Thanh Miện
đang nghiên cứu, lập dự án trình các cấp ngành có liên quan mở rộng thêm một số
dịch vụ từ nguồn kinh phí xã hội hoá phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cao cho nhân dân.