Quy trình quản lý NSNN ở các ĐVSN công lập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 30)

Lập dự toán thu chi:

Lập dự toán chi là khâu khởi đầu và quan trọng trong quản lý chi NSNN, nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của khâu chấp hành, kế toán và quyết toán chi NSNN. Khi lập dự toán cần dựa trên những căn cứ sau:

- Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp trong từng giai đoạn nhất định. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự

toán chi tài chính ởĐVSN có một cái nhìn tổng quát về những mục tiêu, nhiệm vụ

mà đơn vị phải hướng tới trong năm, từ đó xác lập được các hình thức, phương pháp phân phối nguồn vốn vừa tiết kiệm, vừa đạt hiệu quả caọ

- Dựa vào các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các chỉ

tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi NSNN kỳ kế hoạch cho các ĐVSN. Đây chính là việc cụ thể hoá các chủ trường của Nhà Nước trong từng giai đoạn thành các chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch. Khi dựa trên căn cứ này để xây dựng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 dự toán chi phải thẩm tra, phân tích đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chỉ

tiêu thuộc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hộị Trên cơ sởđó kiến nghịđiều chỉnh lại các chỉ tiêu kế hoạch cho phù hợp.

- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên kỳ kế hoạch. Muốn dự toán được khả năng này, ĐVSN phải dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kỳ kế hoạch, từ đó thiết lập mức cân đối tổng quát giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi NSNN.

- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi NSNN kỳ báo cáo sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập dự toán.

Quá trình lập dự toán chi NSNN được tiến hành theo các bước cơ bản sau:

Thứ nhất: căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu, chi NSNN kỳ kế hoạch để xác

định các định mức chi tiêu tổng hợp dự kiến ngân sách sẽ phân bổ cho mỗi đối tượng. Trên cơ sở đó hướng dẫn các đơn vị tiến hành lập dự toán kinh phí. Bước này còn được gọi là xác định và giao số kiểm tra từ cơ quan tài chính hoặc cơ quan chủ quản cho ĐVSN.

Thứ hai: dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, các

đơn vị dự toán tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính. Căn cứ vào mức độ phân cấp về chi NSNN, cơ quan tài chính ở mỗi cấp có nhiệm vụ xét duyệt, tổng hợp dự toán kinh phí các đơn vị trực thuộc để hình thành dự toán chi ngân sách trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Thứ ba: căn cứ vào dự toán chi NSNN đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ chính thức phân bổ dự toán chi NSNN cho mỗi đơn vị.

Chấp hành dự toán thu chi NSNN:

Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính (chấp hành dự toán) là quá trình vận dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi tài chính trong dự toán của đơn vị thành hiện thực. Các đơn vị căn cứ vào dự toán được giao, triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi được giao; đồng thời có kế hoạch sử dụng kinh phí

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 ngân sách theo đúng mục đích, chếđộ, tiết kiệm và có hiệu quả.

Chấp hành dự toán chi NSNN là khâu thứ hai trong chu trình quản lý NSNN. Trong quá trình sử dụng tài chính theo dự toán cần dựa trên những căn cứ sau:

- Dựa vào định mức chi được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Đây là căn cứ mang tính quyết định nhất trong chấp hành dự toán chi NSNN.

- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thề dành cho nhu cầu chi NSNN trong mỗi kỳ báo cáọ Chi thường xuyên của NSNN luôn bị giới hạn bởi khả năng huy

động của các nguồn thụ Mặc dù các khoản chi thường xuyên đã được ghi trong dự

toán nhưng khi số thu không đảm bảo vẫn phải cắt giảm một phần nhu cầu chi tiêụ

Đây là một trong những giải pháp thiết lập lại sự cân đối giữa thu và chi NSNN trong quá trình chấp hành dự toán

- Dựa vào các chế độ, chính sách chi NSNN hiện hành. Đây là căn cứ căn cứ

mang tính pháp lý của các khoản chi sẽđược xem xét dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ của Nhà nước đang có hiệu lực thi hành. Để làm được điều đó, các chính sách, chếđộ phải phù hợp với thực tiễn.

Để đạt được mục tiêu cơ bản của việc tổ chức chấp hành dự toán chi NSNN,

ĐVSN phải đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồn vốn hợp lý, tiêt kiệm, thông qua áp dụng các biện pháp sau:

- Trên cơ sở dự toán chi ngân sách đã được duyệt và các chế độ, chính sách hiện hành, cơ quan chức năng phái hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho các đơn vị thi hành.

- Tổ chức các hình thức cấp phát vốn thích hợp với mỗi loại hình đơn vị, mỗi loại hoạt động và nguồn kinh phí hoạt động, trên cơ sởđó quy định rõ trình tự cấp phát nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thống nhất thực hiện.

- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị, sao cho sự hình thành nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí phải được hạch toán đúng, đủ, chính xác và kịp thờị Trên cơ sở đó đảm bảo việc quyết toán kinh phí được nhanh, chính xác, đồng thời cung cấp các tài liệu có tính chuẩn mực cao cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 cho nhu cầu chi NSNN để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm thiết lập lại thể

cân đối mới trong quá trình chấp hành dự toán.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗi

đơn vị sao cho mỗi khoản chi tiêu đảm bảo theo dự toán, đúng định mức tiêu chuẩn của Nhà nước, góp phần nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý chi ngân sách.

Quyết toán thu chi ngân sách nhà nước:

Quyết toán chi NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi tài chính.

Đó là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm, bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theọ Bởi vậy, trong quá trình quyết toán các khoản chi ngân sách phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo chếđộ quy định.

- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo

đúng mục lục NSNN quy định.

- Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán các cấp trước khi trình cơ

quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước

đồng cấp và phải do cơ quan Kiểm toán nhà nước kiểm toán.

- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thụ

Công tác quyết toán, kiểm toán các khoản chi thường xuyên phải đảm bảo các yêu cầu: Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo

đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ quy định; Số liệu trong các báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN đã quy định; Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước đồng cấp; Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm theo dõi các khoản chi thường xuyên của NSNN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 Hồ sơ quyết toán của các đơn vị dự toán bao gồm các loại báo cáo quyết toán sau:

-Bảng cân đối tài khoản;

-Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; -Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động;

-Báo cáo chi tiết kinh phí dự án;

-Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc nhà nước;

- Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc nhà nước;

-Báo cáo thu – chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh; -Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cốđịnh;

- Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang; -Thuyết minh báo cáo tài chính.

Thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện quản lý thu chi NSNN

Kiểm tra tài chính là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện và kết quả thực hiện các hoạt động tài chính, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh nếu thấy cần thiết, nhằm bảo đảm cho kế hoạch tài chính được thực hiện đúng như dự kiến.

Kiểm tra tài chính là nội dung tất yếu của quản lý tài chính, bởi vì quá trình thực hiện kế hoạch nhất là kế hoạch thu chi không phải bao giờ cũng đúng như dự

kiến (do các lý do khách quan và chủ quan).

Mục đích của công tác kiểm tra tài chính nhằm:

- Kịp thời phát hiện sai sót và điều chỉnh, bảo đảm thực hiện được các kế

hoạch đã đề rạ

-Giúp đơn vị nắm được tình hình quản lý tài chính, đảm bảo hiệu quả trong

đầu tư và sử dụng các nguồn lực.

-Đưa công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp và nâng cao chất lượng của các hoạt động tài chính.

-Tận dụng được các cơ hội và giảm thiểu được các rủi ro tài chính. Các nhiệm vụ của kiểm tra tài chính gồm:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 -Đánh giá các hoạt động, các quyết định, các kế hoạch tài chính

-Điều chính nhằm khắc phục hoặc hạn chế sai sót -Đưa ra những kiến nghịđổi mới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)