Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 40)

Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong tất cả các các lĩnh vực hoạt động của xã hộị Quá trình đổi mới này đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống y tế nói chung và bệnh viện nói riêng.

Từ trước đến nay, có rất nhiều quan điểm về bệnh viện công. Theo quan điểm hiện đại, bệnh viện công là một tổ chức y tế của Nhà nước với các đặc trưng sau:

- Bệnh viện là một hệ thống lớn bao gồm rất nhiều yếu tố và nhiều khâu liên quan chặt chẽ nhau từ khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc.

- Bệnh viện là một tổ chức y tế có chức năng hoạt động chính là khám chữa bệnh, bao gồm các yếu tốđầu vào là người bệnh, cán bộ y tế, nguồn tài chính, trang thiết bị, thuốc cần có để chẩn đoán và điều trị. Đầu ra là người bệnh khỏi bệnh ra viện hoặc phục hồi sức khỏe; hoặc người bệnh tử vong.

- Ngoài chức năng chủ yếu là khám chữa bệnh cho nhân dân, bệnh viện công còn có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 - Nguồn tài chính đề bệnh viện hoạt động chủ yếu từ NSNN.

- Mục tiêu chủ yếu của bệnh viện công mang tính chất phúc lợi, phi lợi nhuận, nhằm bảo đảm sức khỏe cho nhân dân.

Tổng hợp lại, có thểđưa ra khái niệm như sau: Bệnh viện công là cơ sở y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước, có chức năng khám chữa bệnh, cung cấp các dịch vụ y tế nhằm mục tiêu bảo đảm sức khỏe cho nhân dân. Bệnh viên công là đơn vị sự nghiệp có thu, sử

dụng một phần NSNN để thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao, với vai trò và nhiệm vụ cụ thể dưới đâỵ

Về vai trò của Bệnh viện công

Hệ thống các bệnh viện công được xem như xương sống của hệ thống y tế ở

nước ta, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia, đáp ứng một phần lớn dịch vụ y tế cho người dân: khám chữa bệnh, cung cấp thuốc, các dịch vụ y tế khác,

đảm bảo cho mọi người đều được chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng phù hợp với khả năng kinh tế xã hội của đất nước. Nhờđó làm giảm đi sự thiếu hụt lao động vì đau ốm, giúp phục hồi sức khỏe và chữa bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện.

Bệnh viện công là một tổ chức y tế có nhiệm vụ phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội về y tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường và trong bối cảnh xã hội vẫn còn nhiều người nghèo, nhiều đối tượng chính sách cần được trợ giúp y tế

thì bệnh viện công có vai trò trực tiếp và không thể thiếu được trong việc bảo đảm tính công bằng về chăm sóc sức khỏe, cho dù có rất nhiều bệnh viện tư đi chăng nữạ Đây vừa là đặc điểm vừa là ưu việt của bệnh viện công so với bệnh viện tư, song chính điều này dẫn đến khó khăn về mặt tài chính cho bệnh viện công.

Trong xu thế xã hội hóa dịch vụ công nói chung và dịch vụ y tế nói riêng, các bệnh viện công ở Việt Nam còn có vai trò nòng cốt và tiên phong về nhiều mặt trong hệ thống các bệnh viện thuộc mọi thành phần kinh tế và góp phần quan trong

đối với sự phát triển của nền y học nước nhà. Cụ thể là: bệnh viện là trung tâm chẩn

đoán và điều trị với kỹ thuật cao cho người bệnh khó mà tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu không xử lý được; là trung tâm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 là trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ y tế từ sơ cấp đến sau đại học, là cơ sở thực hành trong giảng dạy; là chỗ dựa về kỹ thuật, về phòng bệnh chăm sóc sức khỏe ban

đầu cho cộng đồng, là tuyến trên của y tế cộng đồng.

Hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, các bệnh viện công trở thành các đơn vị sự nghiệp có thu của Nhà nước. Thông qua hoạt động khám chữa bệnh, cung cấp các dịch vụ y tế, bệnh viện công không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu phúc lợi xã hội mà tiến tới còn có đóng góp nhất định cho ngân sách nhà nước.

Nhiệm vụ của Bệnh viện công

Theo Quy chế bệnh viện công quy định có 7 nhiệm vụ: Khám, chữa bệnh;

Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Chỉđạo tuyến; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế; Quản lý kinh tế trong bệnh viện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)