Quản lý tài chính bệnh viện là chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại, sự tụt hậu hay phát triển của bệnh viện. Hoạt động tài chính của các bệnh viện công Việt Nam hiện nay thể hiện qua một sốđặc trưng sau:
- Tài chính bán bao cấp: vừa bao cấp vừa thu một phần viện phí. Có những bệnh bao cấp 100%, có bệnh bao cấp không đáng kể. Bệnh viện phải thực thi công bằng y tế nghĩa là chất lượng điều trị của hai nhóm được và không được bao cấp phải như nhaụ
- Tài chính bán chỉ huy: đại đa số các mục sử dụng kinh phí cũng như các mục thu đều phải vào “khung quy định”. Tuy nhiên vẫn có một số dịch vụ thu theo quy định riêng của mỗi bệnh viện được xây dựng căn cứ vào biểu giá.
- Tài chính tập trung điều hành: phần lớn tập trung chi vào điều hành như
lương, điều trị, sửa chữa và chi phí quản lý khác. Tỉ lệ đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bịđểđổi mới bệnh viện thấp.
- Tài chính không tích lũy: đây là đặc điểm cần lưu ý nhất. Với cơ chế quản lý tài chính bệnh viện như hiện nay các bệnh viện công ít có cơ may phát triển do không có quỹ dự phòng, tích lũỵ Tuy nhiên với cơ chế quản lý tài chính khoán chi, bệnh viện có nhiều khả năng phát triển hơn do chủđộng về tài chính
- Tài chính không có chỉ số lượng giá hiệu quả: Nhà nước quản lý nguồn thu và nhất là quản lý chặt các quy trình sử dụng kinh phí nhưng hoàn toàn không
đề ra các chỉ số lượng giá đầu ra hay hiệu quả sử dụng. Vì vậy đặt quản lý tài chính bệnh viện vừa “dễ” lại vừa “khó” tùy vào cách nhìn của mỗi nhà quản lý bệnh viện. Phạm trù tài chính của một tổ chức thường được quan niệm tương đồng với các quỹ
tiền tệ và các loại vốn được sử dụng để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Đối với bệnh viện công, tài chính bệnh viện là sự vận động của
đồng tiền để thực hiện mục tiêu phúc lợi về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, hướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện. Nó vừa phải thực hiện mục tiêu công bằng trong y tế, vừa phải bảo đảm mục tiêu hiệu quả tài chính.
Đối với các tổ chức phi lợi nhuận như bệnh viện công, quản lý tài chính không nhằm mục tiêu lợi nhuận như các tổ chức kinh doanh, nhưng với cơ chế tự chủ tài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 chính thì các nhà quản lý của bệnh viện công phải quan tâm đến tài chính theo hướng tự thu, tự chi; đó không chỉ là huy động và tạo nguồn thu mà còn là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn thu, nhằm bảo đảm cho bệnh viện thực hiện được các chức năng và mục tiêu của mình (Nguyễn Thị Thu 2010)
Theo nghĩa rộng, quản lý tài chính tại bệnh viện công là việc quản lý toàn bộ
các nguồn vốn, tài sản, vật tư để phục vụ nhiệm vụ khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học của bệnh viện
Theo nghĩa hẹp, thực chất quản lý tài chính tại bệnh viện công là quản lý các nguồn thu và các khoản chi bằng tiền của bệnh viện nhằm đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động của bệnh viện và sử dụng kinh phí một cách hiệu quả và công bằng, góp phần thực hiện mục tiêu chung của bệnh viện công.
Bệnh viện công là bệnh viện của Nhà nước. Do vậy, quản lý tài chính bệnh viện công đòi hỏi các nhà quản lý vừa phải tuân thủ các nguyên tắc, chếđộ tài chính của Nhà nước đối với bệnh viện, vừa phải thực hiện các quy chế, quy định do bệnh viện đề ra đối với hoạt động tài chính của bệnh viện. Cơ chế tự chủ tài chính cho phép bệnh viện chủ động, linh hoạt để có thể huy động, tạo đủ các nguồn thu và sử
dụng chúng một cách hiệu quả trong khuôn khổ luật pháp, đem lại lợi ích cho cả xã hội và bệnh viện. Vì vậy, để quản lý tài chính bệnh viện công theo hướng hiệu quả
và công bằng, cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Tiến hành thu- chi theo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc của Nhà nước và các quy định của bệnh viện về quản lý tài chính.
- Tăng nguồn thu hợp pháp, quản lý các nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và các nguồn khác như viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ, đóng góp của nhân viên… theo đúng quy định của Nhà nước; sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong chi tiêụ
- Thực hiện chính sách ưu đãi và cải thiện tính công bằng trong khám,chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi và người nghèọ
- Bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, bệnh viện và bệnh nhân, cụ thể là lợi ích của các nhóm đối tượng: Nhà nước, bệnh nhân, ban lãnh đạo và nhân viên của bệnh viện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 - Công khai chi phí phải trả cho các loại dich vụ khám chữa bệnh. Từng bước hạch toán chi phí và giá thành khám chữa bệnh.
- Công bằng y tế: chất lượng phục vụ như nhau cho toàn bộ các đối tượng
Sơđồ 2.1: Ảnh hưởng của các đối tượng lên quản lý tài chính của Bệnh viện
Nhìn chung trong điều kiện kinh tế nước ta như hiện nay, mục tiêu của quản lý tài chính bệnh viện phải cùng lúc đạt được năm mục tiêu trên. Tuy nhiên ở một số vùng sâu, vùng xa, gặp nhiều khó khăn thì phải sắp xếp thứ tự của ưu tiên nào cần phấn đấu trước.
Quy trình quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam cũng giống như quy trình quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp, bao gồm 4 bước:
- Lập dự toán thu chị - Thực hiện dự toán. - Quyết toán.
- Thanh tra, kiểm tra, đánh giá.