Công tác quản lý, mua sắm tài sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 85)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.4 Công tác quản lý, mua sắm tài sản

Công tác quản lý mua sắm và sử dụng tài sản đã được cơ quan xây dựng chi tiết để thực hiện. Việc mua sắm, quản lý được giao cho phòng hành chính tổ chức, phòng kế toán tài chính và hội đồng khoa học kỹ thuật. Tài sản được giao cho bộ

phận sử dụng có trách nhiệm bảo quản giữ gìn.

Tài sản TTB y tế thường có giá trị lớn, thường là các máy móc TTB phải nhập từ nước ngoài ít có trong nước. Nguồn kinh phí mua sắm thường trông chờ

vào sự đầu tư của Nhà nước hay nguồn góp vốn liên doanh liên kết XHH cho nên hoạt động này phát sinh ít. Theo quy định của Nhà nước, mua sắm sửa chữa lớn tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên, đơn vị phải làm văn bản trình lên cấp trên. Do thời gian phải chờ ý kiến trả lời của cấp trên và thời gian đăng thông báo nên công tác đấu thầu mua sắm, sửa chữa lớn tài sản của Bệnh viện thường kéo dài thời gian nên tốn nhiều công sức để thực hiện công việc nàỵ

Tại các bộ phận được giao sử dụng tài sản, có những cán bộ có ý thức tốt bảo quản, giữ gìn tài sản được giaọ Bên cạnh đó, có một số cán bộ chưa ý thức được công việc này, họ cho là tài sản của Nhà nước nên hỏng thì cơ quan sửa và mua máy mớị Nhiều TTB y tế hiện đại được Nhà nước đầu tư về nhưng do đơn vị chưa có cán bộ làm được và chưa kịp cử cán bộđi học nên máy móc không đưa được vào sử

dụng, để lâu lỗi thờị Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao, chưa tiết kiệm được kinh phí cho hoạt động nàỵ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)