Đa dạng hóa các loại hình phúc lợi và dịch vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Trang 58)

2. Các giải pháp chủ yếu

2.4. Đa dạng hóa các loại hình phúc lợi và dịch vụ

2.4.1. Sự cần thiết thực hiện giải pháp

Bên cạnh lương thưởng thì phúc lợi xã hội là khoản thù lao gián tiếp mà người lao động nhận từ phía doanh nghệp. Nó giúp làm giảm gánh năgj tài chính cho người lao động khi gặp khó khăn như hỗ trợ tiền mua nhà, xe, tiền khám chữa bệnh. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, năng suất làm việc của người lao động. Đồng thời làm tăng uy tín của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh, khi người lao động thấy mình được quan tâm và phấn chấn hơn sẽ giúp cho doanh nghiệp tuyển mộ và giữ chân được nhân viên.

Các loại hình phúc lợi tự nguyện hiện nay công ty áp dụng còn thiếu và chưa phát huy được tác dụng trong việc tạo động lực cho người lao động. Do vậy, để phát huy được tác dụng của phương pháp này trong công tác tạo động lực cho người lao động thì công ty cần phải đa dạng hóa các loại hình phúc lợi tự nguyện này để khuyến khích họ hơn nữa.

2.4.2. Nội dung giải pháp

Công ty có thể áp dụng một số loại hình phúc lợi tự nguyện sau:

• Các phúc lợi đảm bảo:

o Bảo đảm thu nhập: Các khoản tiền chi trả cho người lao động bị mất việc làm do lý do về phía tổ chức như thu hẹp sản xuất, giảm biên chế, giảm cầu sản xuất dịch vụ...

o Bảo đảm hưu trí: khoản tiền trả cho lao động khi tới độ tuổi nào đó phải nghỉ hưu với số năm làm tại công ty teo quy định.

• Phúc lợi do làm việc linh hoạt: nhằm trợ giúp cho người lao động do lịch làm việc linh hoạt như tổng số ngày làm việc trong tuần ít hơn quy định hay chế độ thời gian làm việc thay đổi linh hoạt; hoặc chia sẻ công việc do tổ chức thếu việc làm.

• Các loại hình dịch vụ cho người lao động

o Dịch vụ bán giảm giá: công ty sẽ bán sản phẩm cho nhân viên với giá rẻ hơn mức giá bình thường, hay phương thức thanh toán ưu đãi hơn so với khách hàng như trả góp với lãi xuất thấp hơn thế.

o Mua cổ phần của công ty: người lao dộng trở thành người sở hữu công ty bằng việc mua một số cổ phiếu ưu đãi.

o Chăm sóc người già và trẻ em: để giúp các nhân viên an tâm làm việc công ty có thể mở các lớp mẫu giáo trông trẻ hay giúp đỡ chăm sóc bố mẹ già để nhân viên an tâm công tác.

2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Các chương trình phúc lợi phải đảm bảo nguyên tác đôi bên cùng có lợi: Với người lao động nó làm khôi phục tinh thần và sức khỏe, giảm bớt khó khăn về kinh tế. Đối với doanh nghiệp nó phải có tác dụng tạo ra hiệu quả làm việc, gắn bó được nhân viên với tổ chức và nhất là trong tầm chi trả của người lao động. các chương trình phải được hưởng úng của nhân viên: Nếu không nó sẽ không thể nâng cao động lực cho người lao động được gây ra tình trạng “tiền mất tật mang của doanh nghiệp” do tính chất gián tiếp của nó. Ví dụ một người lao động có hoàn cảnh khó khăn thì đôi khi doanh nghiệp trả trực tiếp bằng tiền lại khuyến khích được họ hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w