Xác định nhiệm vụ, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Trang 29)

2. Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

2.2.1.Xác định nhiệm vụ, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động

Việc xác định mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng với bất kì tổ chức, doanh nghiệp nào. Phải có mục tiêu rõ ràng thì tổ chức mới có thể định hướng hoạt động của mình, tăng cường nỗ lực của người lao động và duy trì nó trong dài hạn. Để thực hiện cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và các cá nhân trong tổ chức. Chính vì vậy mà tổ chức cần phải xác định các nhiệm vụ, mục tiêu một cách rõ ràng từ tổ chức đến từng bộ phận và từng chức danh công việc. Cần truyền đạt cho người lao động hiểu và nắm được các nhiệm vụ, mục tiêu đó.

Đầu tiên, Bưu chính Viettel xác định mục tiêu của công ty trong thời gian tới: “Cùng nhau xây dựng Bưu chính Viettel trở thành một tập thể đoàn kết, phát triển bền vững, phù hợp với sự phát triển của công ty, đảm bảo các chỉ tiêu tài chính năm sau cao hơn năm trước, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động và đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông.” Công ty phổ biến mục tiêu này tới toàn bộ người lao động để mọi ngừi nắm rõ mục tiêu này. Từ đó mà người lao động có trách nhiệm hơn từ đó chủ động thực hiện công việc của mình, góp phần hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

• 98% người lao động nắm rõ mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

• 2% còn lại trả lời là không nắm rõ.

Như vậy, có thể nói Bưu chính Viettel đã thực hiện khá tốt việc xác định và tuyên truyền mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh cho người lao động. Tuy nhiên công ty cũng cần nỗ lực trong việc xác định và tuyên truyền cho người lao động mục tiêu của mình trong ngắn hạn và cả trong dài hạn nữa để giúp công ty dễ dàng đạt được các mục tiêu đề ra.

Thứ hai, công ty cần phải xác định nhiệm vụ và các tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với từng vị trí chức danh.Để xác định nhiệm vụ và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cần phải tiến hành phân tích công việc tức là xây dựng 3 văn bản: bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đây là việc vô cùng quan trọng giúp cho người lao động có thể nắm chắc các tiêu chí để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ở Bưu chính Viettel bản mô tả công việc và yêu cẩu của công việc đối với người thực hiện đã được xây dựng khá đầy đủ và chi tiết cho các chức danh cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Còn bản tiêu chuẩn đối với công việc vẫn chưa được xây dựng. Công ty coi tiêu chuẩn thực hiện công việc chính là những nhiệm vụ mà người lao động phải làm. Khi họ hoàn thành các nhiệm vụ đó tức là đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công ty.

2.2.1.1. Xác định nhiệm vụ, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động trực tiếp

Đối với khối lao động trực tiếp bao gồm: nhân viên kinh doanh, nhân viên điều hành khai thác, nhân viên giao nhận, đa số lao động tại đây đều là lao động phổ thông nên bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc đối với người thực hện cho khối lao động này tương đối rõ ràng, dễ hiểu, nhờ đó mà người lao động biết rõ được các nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.Từ đó mà họ sẽ phấn đấu hoàn thành công việc một cách tốt và hiệu quả hơn. (Xem Bản mô tả công việc và yêu cầu của công việc đối với nhân viên điểu hành khai thác tại Phụ lục 4 mà công ty đang áp dụng)

Hiện nay tại Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, phòng Tổ chức lao động đóng vai trò chính trong việc xác định nhiệm vụ và các tiêu chuẩn công việc. Tuy nhiên nguồn cung cấp thông tin nhiều nhất về công việc được phân tích đó chính là những người đảm nhận và người trực tiếp quản lý công việc của họ. Nhưng người đảm nhận công việc họ sẽ cho biết chính xác: họ đang đảm nhận chức vụ gì? Họ cần có những kiến thức, kỹ năng nào để hoàn thành công việc đó? Nhiệm vụ họ cần làm tiếp theo là gì? Còn có những gì không cần thiết? chưa hợp lý?... Đối với người quản lý trực tiếp, họ biết được công việc đó phù hợp như thế nào đối với mục tiêu của tổ chức?

có phù hợp với chức năng hoạt động của cả bộ phận hay không? Người lao động cần làm những nhiệm vụ gì?...

Ví dụ để xây dựng bản mô tả công việc và yêu cầu công việc đối với người thực hiện của vị trí nhân viên điều hành khai thác thì cán bộ phòng Tổ chức lao động cần tham khảo ý kiến của chính nhân viên điểu hành khai thác đang làm việc và người quản lý của họ. Từ các phản hồi của nhân viên điểu hành khai thác và quản lý, cán bộ Phòng Tổ chức lao động sẽ xem xét, sắp xếp và điều chỉnh cho phù hợp và rõ ràng và trình trưởng phòng phê duyệt.

Việc xác định nhiệm vụ trong công việc là căn cứ để người lao động dựa vào đó để có mục tiêu hoàn thành hiệu quả công việc của mình. Nó cũng là căn cứ phục vụ cho công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

2.2.1.2. Xác định nhiệm vụ, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động gián tiếp

Khối lao động gián tiếp bao gồm: nhân viên kế toán, ban giám đốc chi nhánh, khối cơ quan. Đối với khối này bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện cũng đã được xây dựng đối với tất cả các chức danh. (Tham khảo bản mô tả công việc và yêu cầu công việc đối với người thực hiện tại vị trí trưởng ban đầu tư tại Phụ lục 5)

Đối với khối lao động này, phần lớn là người lao động có trình độ cao, công việc khó định lượng hơn, chính vì vậy mà việc xây dựng bản mô tả công việc và yêu cầu công việc đối với người thực hiện còn chưa được rõ ràng, chi tiết và còn gặp nhiều khó khăn. Để hoàn thành 2 bản đó cần có sự phối hợp giữa cán bộ phòng Tổ chức lao động, người lao động và người quản lý trực tiếp. Mà những lao động trong khối lao động gián tiếp thường khá bận rộn với những công việc đa dạng khác nhau nên thường việc bố trí thảo luận giữa mọi người thường rất mất thời gian, công sức.

2.2.1.3. Công tác đánh giá

Đánh giá thực hiện công việc trước hết là đưa ra căn cứ để tăng lương, nhằm tăng thu nhập cho người lao động, đây là một hình thức tạo động lực khá hữu hiệu hiện nay cho người lao động, phần nào đó kích thích hiệu quả làm việc. Đây cũng là căn cứ để nhằm mục đích thi đua khen thưởng. Trong bất kì công việc nào thì bất cứ ai cũng muốn khẳng định tài năng của mình và kết quả đó thể hiện trong việc đánh giá công việc của tổ chức. Thông qua thi đua khen thưởng theo từng tháng, từng quý, từng năm mà người lao động có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân từ đó nâng cao hiệu quả làm việc, họ có cơ hội ganh đua nhau làm việc và kích thích tính sáng tạo của người lao động.

Hiện nay công tác đanh giá thực hiện công việc tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel được thực hiện dựa trên quy chế đánh giá thực hiện công việc do phòng Tổ chức lao động tại Tổng Công ty Viễn thông quân đội cây dựng và ban hành phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả công việc của CBCNV toàn Tổng công ty và các công ty trực thuộc. Dựa trên quy chế đó, Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel có sửa đổi và bổ sung sao cho phù hợp với đặc điểm của công ty. Các bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện được xây dựng làm căn cứ cho công tác đánh giá.

Phòng Tổ chức lao động thuộc Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel có trách nhiệm cung cấp các văn bản hướng dẫn cụ thể, tổ chức triển khai, kiểm tra cũng như thông báo tình hình tiến độ thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty khi có yêu cầu. Tất cả mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác đánh giá sẽ đều được phản ánh về phòng Tổ chức lao động để được hướng dẫn, bổ sung và sửa đổi kịp thời cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Trang 29)