2. Các giải pháp chủ yếu
2.2. Đổi mới công tác đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ
2.2.1. Sự cần thiết thực hiện giải pháp
Đánh giá thực hiện công việc có vai trò quan trọng đối với cả tổ chức nói chung, với nhà quản lý và người lao động nói riêng.
• Làm tốt công tác đánh giá giúp cho tổ chức có thể đưa ra những mục tiêu, kế hoạch phát triển đúng đắn. Các thông tin đánh giá thực hiện công việc cũng giúp cho tổ chức đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý nguồn nhân lực, nếu công tác này được thực hiện hiệu quả sẽ tạo động lực cho người lao động hăng hái làm việc, hoàn thành nhiệm vụ, tăng năng suất lao động và giúp cho kết quả kinh doanh của tổ chức tăng nhanh.
• Đối với nhà quản lí nếu thiếu công tác đánh giá, người quản lý sẽ không có cơ sở khách quan để đánh giá phê bình nhân viên. Nếu chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của mình và kết quả thực hiện công việc cuối cùng của nhân viên để đánh giá nhận xét họ sẽ làm cho họ cảm thấy bất mãn hoặc cảm thấy bị áp lực. Như vậy sẽ không phát huy được tính sáng tạo và thậm chí gây mâu thuẫn giữa người quản lý với người lao động.
• Đối với người lao động ĐGTHCV có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động. Nếu như không có ĐGTHCV người lao động sẽ gặp rất nhiều bất lợi như: không nhận ra được những sai sót của mình trong công việc để khắc phục cũng như những tiến bộ để phát huy, nâng cao; không có cơ hội được đánh giá xem mình có cơ hội để được xem xét đề bạt hay không; có cơ hội trao đổi thông tin với các cấp quản lý, không biết được người quản lý đánh giá mình như thế nào và luôn mang trong mình trạng thái lo âu sợ mất việc không rõ nguyên nhân.
Như vậy một công tác đánh giá tốt sẽ giúp cho người lãnh đạo biết được năng lực của nhân viên mình và người lao động biết được mức độ thực hện công việc của mình từ đó có cách thực hiện công việc tốt hơn. Nó là tiền đề cho việc trả công cho người lao động công bằng và xứng đáng với nhũng gì họ đã thực hiện, là một động lực to lớn cho những nỗ lực của họ trong thời gian tiếp theo.
2.2.2. Nội dung giải pháp
Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo về công tác đánh giá: Để công tác này có hiệu quả thì việc đầu tiên là phải nâng cao nhận thức lãnh đạo về tầm quan trọng của công tác này. Người lãnh đạo thấy được tầm quan trọng, vai trò của nó thì mới có những chính sách, chiến lược đúng đắn cho hoạt động này. Người lãnh đạo có thể tham gia vào các buổi họp thảo luận chuyên đề về công tác đánh giá của chính phòng TCLĐ tổ chức hoặc của các câu lạc bộ như câu lạc bộ các nhà quản trị nhân lực (CPO club)... Phòng TCLĐ tìm hiểu tài liệu của các công ty khác đó thành công trong công tác ĐGTHCV cả trong và ngoài nước để có tểh chứng minh cho lãnh đaoh thấy được vai trò của nó.
Nâng cao nhận thức cho người lao động về vai trò của công tác đánh giá thực hiện công việc. Công ty có thể tổ chức nhũng buổi đào tạo tập huấn về công tác đánh giá. Hàng tháng, có phát hành báo về lĩnh vực bưu chính, cán bộ phòng TCLĐ có thể viết bài viết lien quan đến công tác ĐGTHCV gửi đến tòa soạn. Công ty sẽ đặt báo cho các phòng ban đơn vị, thông qua những bài báo đó người lao động cũng sẽ hiểu rõ hơn về vai trò công tác ĐGTHCV.
2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Tăng cường công tác đào tạo cho người đánh giá: Đào tạo người đánh giá là một việc rất cần thiết để nâng cao hiệu quả ĐGTHCV, tăng tính chính xác kết quả đánh giá.
Cơ sở quan trọng để đánh giá chính xác đó là tiêu chuẩn thực hiện công việc. Công ty cần phải xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng chức danh cụ thể. Có tiêu chuẩn thực hiện công việc người đánh giá sẽ có cơ sở xác định được mức độ hoàn thành công việc của người được đánh giá. Khi đó, tiêu chí khối lượng công
việc và chất lượng công việc được đánh giá chính xác khách quan hơn.