Phương pháp quản lý thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 31)

Thứ nhất: Kiểm soát thuế TNCN phải giúp cho công tác quản lý nguồn thu cho ngân sách được thực hiện một cách tốt nhất, tập trung và huy động đầy đủ số thu cho NSNN.

Thứ hai: Đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách thuế và tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Thứ ba: Nhằm điều chỉnh những bất hợp lí của chính sách thuế TNCN, hạn chế tình trạng trốn thuế, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Thứ tư: Cải tiến thủ tục quản lý thuế, phân công, phân nhiệm rõ ràng, chuẩn hóa công tác quản lý thuế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức thuế.

Thứ năm: Kiểm soát thuế TNCN phải góp phần phát huy vai trò của nó trong nền kinh tế, đó là cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin chính xác cho công tác quản lý thuế TNCN.

1.3.2. Phương pháp quản lý thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tiền công

Có 2 phương pháp cơ bản để quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công đó là: Phương pháp khấu trừ tại nguồn và phương pháp kê khai trực tiếp với CQT. Cụ thể như sau:

1.3.2.1. Phương pháp khấu trừ tại nguồn

Một trong những phương pháp quan trọng về quản lý thuế thu nhập cá nhân mà các nước trên thế giới áp dụng là phương pháp thu thuế khấu trừ tại nguồn. Phương pháp này áp dụng cho các khoản thu nhập có tính chất ổn định như tiền lương, tiền công…Theo phương pháp này, người hoặc cơ quan chi trả thu nhập phải tiến hành khấu trừ trước số thuế số thuế phải nộp của cá nhân để nộp cho CQT, sau đó mới tiến hành chi trả phần thu nhập còn lại cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

người được hưởng. Cơ quan hoặc cá nhân được ủy quyền khấu trừ thuế có thể được trích lại một phần nhất định trên số thuế đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập. Có thể thấy phương pháp này chỉ có thể quản lý được những khoản thu nhập rõ ràng, minh bạch còn những khoản thu khác có thể sẽ không phải tính thuế nếu CQT không kiểm soát được.

1.3.2.2. Phương pháp kê khai trực tiếp

Theo phương pháp này, người nộp thuế tự kê khai thu nhập của mình và gửi tờ khai cho CQT. Căn cứ vào thông tin kê khai đó của người nộp thuế CQT sẽ xác định số thuế họ phải nộp. Phương pháp này tuy phức tạp hơn phương pháp khấu trừ tại nguồn nhưng lại đảm bảo được tính chính xác vì có khả năng tổng hợp được các khoản thu nhập khác nhau và có tính đến hoàn cảnh của từng đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, để phương pháp này phát huy được hiệu quả thì đòi hỏi ý thức của người dân phải cao trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

1.3.3. Quy trình quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công

Quy trình quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công được thể hiện trong sơ đồ 1.2. như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 1.2. Quy trình quản lý thuế TNCN

(1): Người nộp thuế đăng ký và được cấp mã số thuế

(2): Sau khi người nộp đăng ký thuế và được cấp mã số thuế sẽ thực hiện

nghĩa vụ kê khai thuế

(3): Người nộp thuế thực hiện nộp thuế

(4): Khai quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế

hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

(5): Người nộp thuế được hoàn thuế nếu số tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp

lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế. Cá nhân đã nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế và các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(6): Từ bước (1) đến bước (5) đều có sự kiểm tra, thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)