Nội dung trọng tâm của quản lý thuế TNCN đối với thu nhập từ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 33)

lương, tiền công

1.3.4.1. Quản lý người nộp thuế

Yêu cầu đối với quản lý người nộp thuế là phải đảm bảo mọi cá nhân thuộc diện phải nộp thuế TNCN đều phải nằm trong danh mục quản lý của CQT. Tiếp sau đó là CQT phải quản lý được đầy đủ các thông tin định danh có liên quan đến người nộp thuế để phục vụ cho quá trình đôn đốc thực hiện kê khai thuế và nộp thuế. Như vậy, điều này đòi hỏi CQT phải cấp MST cho mọi người nộp thuế TNCN. MST TNCN được lưu giữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu của CQT cùng với các thông tin định danh, thông tin khác có liên quan về người nộp thuế như: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi làm việc, những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, số tài khoản ngân hàng...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi các thông tin định danh và các thông tin khác có liên quan về người nộp thuế thay đổi thì CQT cũng phải nắm được kịp thời, chẳng hạn như người nộp thuế thay đổi nơi ở, nơi làm việc, thay đổi tài khoản ngân hàng...

Để quản lý được các thông tin cũng như sự thay đổi thông tin về người nộp thuế thì CQT phải yêu cầu người nộp thuế tự giác đăng ký MST, tự giác kê khai những sự thay đổi về thông tin đăng ký thuế và đảm bảo yêu cầu đó phải được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Ở một số nước trên thế giới, ngay từ khi sinh ra, mỗi công dân đều được cấp một mã số công dân và đây cũng đồng thời là MST TNCN của công dân này. Mã số công dân được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu chung cho mọi cơ quan quản lý nhà nước như công an, quân đội, cơ quan quản lý hành chính nhà nước, thuế, hải quan...Khi có bất cứ sự thay đổi nào về thông tin cá nhân thì ngoài sự chủ động kê khai của người nộp thuế, hệ thống quản lý hành chính sẽ nhập sự thay đổi này vào hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý hành chính. Chẳng hạn như khi người nộp thuế kết hôn thì tình trạng hôn nhân được cơ quan cấp giấy chứng nhận kết hôn nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu và khi đó, CQT cũng có thể nắm bắt được ngay những thông tin này.

Tất nhiên, không phải mọi sự thay đổi thông tin của người nộp thuế đều có thể được quản lý kịp thời và nắm bắt bởi các cơ quan quản lý nhà nước vì có những sự thay đổi không liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước. Khi đó, việc vận dụng các phương pháp và kỹ năng khác cho quản lý là cần thiết. Sau đây là một số kỹ thuật có thể vận dụng để quản lý người nộp thuế TNCN:

- Đối chiếu với dữ liệu kê khai của các doanh nghiệp khác: Thông quan quản lý hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp khác và công tác kiểm tra tại bàn, CQT có thể thực hiện đối chiếu để phát hiện các trường hợp được chi trả thu nhập thuộc diện phải đăng ký thuế nhưng đăng ký thuế hoặc có thay đổi thông tin đăng ký thuế mà không khai báo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế: Thông qua dữ liệu về các khoản chi phí của doanh nghiệp, có thể xác định những thông tin về đối tượng thụ hưởng và người làm công, ăn lương của doanh nghiệp. Có thể thực hiện đối chiếu giữa thực tế số lượng người nộp thuế với số lượng người nộp thuế đã được cơ quan chi trả thu nhập kê khai thuế thay.

1.3.4.2. Quản lý căn cứ tính thuế

a) Quản lý thu nhập tính thuế

Quản lý thu nhập tính thuế là khâu quan trọng bậc nhất trong quản lý thuế TNCN vì nó quyết định đến số thuế đối tượng nộp thuế phải nộp cho Nhà nước có đúng, chính xác theo quy định của pháp luật hay không.

Để đảm bảo quản lý tốt căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cần kiểm soát tốt hoạt động chi trả thu nhập của tổ chức chi trả thu nhập (bao gồm hoạt động chi trả tiền lương, tiền công của nơi làm việc chính và hoạt động chi trả thù lao của các cơ quan khác) và quản lý tốt việc áp dụng giảm trừ gia cảnh.

Kết hợp tốt kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp với kiểm tra thuế TNCN trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế là một trong những phương pháp quan trọng bậc nhất trong kiểm soát thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế. Với doanh nghiệp thì các khoản chi phí tiền lương, tiền công và thù lao chính là một khoản chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy, khi kê khai thuế các doanh nghiệp thường có xu thế khai đầy đủ. Khi đó, bằng việc đối chiếu giữa kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế TNCN có thể thực hiện kiểm soát kê khai thuế TNCN khấu trừ tại nguồn ngay tại doanh nghiệp đó hoặc việc kê khai thuế của các cá nhân khác không là nhân viên của doanh nghiệp [10, tr189].

Việc nắm bắt các thông tin khác liên quan đến tài sản và sử dụng thu nhập của người nộp thuế cũng là một căn cứ quan trọng để quản lý thu nhập của người nộp thuế. Chẳng hạn như sẽ là phi lý nếu một người kê khai thu nhập rất thấp, số thuế TNCN phải nộp rất thấp trong khi đó các tài sản sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng có giá trị rất lớn (thường xuyên sử dụng ô tô đắt tiền, nhà biệt thự...) hoặc chi tiêu cho cuộc sống ở mức rất cao. Dấu hiệu này cho thấy, CQT cần quan tâm kiểm tra việc kê khai thu nhập chịu thuế của cá nhân này.

b)Quản lý giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ gia cảnh là một điểm rất mới trong Luật thuế TNCN đây là điểm rất phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo công bằng đối với người nộp thuế. Quản lý giảm trừ gia cảnh là một khâu quan trọng vì nó liên quan đến thu nhập tính thuế của người nộp thuế.

Để quản lý tốt giảm trừ gia cảnh thì có nhiều việc phải làm, trong đó trọng tâm là các công việc sau:

- Quản lý tốt dữ liệu kê khai về người phụ thuộc của người nộp thuế; đảm bảo tính liên thông của hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế trong CQT các địa phương.

- Phối hợp tốt với cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong quản lý nhân thân, quản lý hộ tịch, quản lý thu nhập…để làm căn cứ giảm trừ đối với người phụ thuộc.

1.3.4.3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế

Ngoài những quy định trong văn bản pháp quy có được hoàn hảo hay không thì sự thành công trong việc thực hiện các chính sách thuế còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết sâu sắc và ý thức chấp hành nghiêm túc của cán bộ thuế cũng như người nộp thuế. Để nội dung của chính sách thuế đến với mọi người dân trong xã hội, CQT cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách thuế. Công tác này cần phải được thực hiện trước hết từ cán bộ thuế, sau đó tới mọi người dân.

Để thành công trong tuyên truyền, phổ biến thuế thì các CQT có thể thông qua phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thuế TNCN…

+ Đối với cán bộ thuế: Việc tập huấn nghiệp vụ về một chính sách thuế nào đó cho các cán bộ ngành thuế, nhất là cán bộ cơ sở thường được tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngay sau khi Nhà nước ban hành một chính sách thuế mới hoặc sửa đổi bổ sung một chính sách thuế đã có. Thông qua tập huấn, các cán bộ thuế có thể nắm chắc được các chính sách thuế từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể, đủ khả năng chuyên môn và làm tròn nhiệm vụ của một tuyên truyền viên giỏi về thuế.

+ Đối với mọi người dân trong xã hội: công tác tuyên truyền phổ biến về nghĩa vụ thuế và nội dung của các chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư cần phải được tiến hành đều đặn, thường xuyên.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 33)