Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế thu nhập cá nhân đối vớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 37)

người có thu nhập từ tiền lương, tiền công

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN. Mỗi nhân tố đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới công tác này tùy theo tính chất và trạng thái của nhân tố đó. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước là phải tìm cách hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực cũng như phát huy những ảnh hưởng tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN.

1.3.5.1. Các nhân tố từ cơ quan quản lý nhà nước

a)Chính sách, pháp luật của Nhà nước:

Các văn bản pháp quy về thuế là cơ sở pháp lý để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế và là căn cứ để kiểm tra, xử phạt những trường hợp vi phạm. Hệ thống văn bản này đầy đủ, hoàn chỉnh sẽ tăng thêm tính khả thi của loại thuế đó, ngược lại nếu hệ thống văn bản này không đầy đủ, không hoàn chỉnh, khó hiểu sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế. Đặc biệt, đối với thuế thu nhập cá nhân, loại thuế có tác động rất lớn đến các đối tượng nộp thuế thì hệ thống văn bản pháp quy càng đòi hỏi chặt chẽ, hoàn chỉnh.

b) Khả năng kiểm soát các giao dịch kinh tế của cơ quan nhà nước nhờ hệ thống thanh toán qua ngân hàng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nếu các giao dịch kinh tế được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan thuế nói riêng kiểm soát các giao dịch kinh tế, từ đó, kiểm soát thu nhập chịu thuế. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn là một nền kinh tế tiền mặt, phần lớn các khoản thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng tiền mặt, việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng còn rất hạn chế do đó, khó có thể tạo ra cơ chế kiểm soát thu nhập của các cá nhân một cách chính xác và hiệu quả. Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đi kèm với việc phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là một điều kiện quan trọng để có thể thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNCN.

c) Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan thuế trong quản lý thuế:

Cơ quan thuế không thể một mình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, mặc dù cơ quan thuế là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản lý thuế bởi vì việc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng có liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước như: cơ quan quản lý lao động, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh... Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước khác phối hợp tốt với cơ quan thuế thì công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân sẽ có hiệu quả cao hơn và ngược lại.

1.3.5.2. Các nhân tố từ phía cơ quan thuế

a)Tổ chức bộ máy của cơ quan thuế:

Tổ chức bộ máy của cơ quan thuế hợp lý, phân công trách nhiệm rõ ràng, có tiêu chí đánh giá cụ thể sẽ tăng tính trách nhiệm trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhan nói riêng. Nếu tổ chức bộ máy cơ quan thuế không hợp lý, việc phân công nhiệm vụ của các bộ phận, trong quy trình thu thuế cũng như các phòng ban từ trên xuống chồng chéo thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý thuế TNCN. Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNCN đòi hỏi phải có quy trình quản lý thuế hợp lý, chặt chẽ, thống nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b)Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế:

Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN. Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của công tác quản lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới thanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế. Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của công tác quản lý thuế TNCN thì đội ngũ cán bộ thuế cấp cao - ở tầm hoạch định chính sách - cần phải có trình độ cao về vấn đề thực tế cũng như cơ bản liên quan đến thuế, kinh tế vĩ mô và quản lý nhà nước...và phẩm chất đạo đức tốt, lòng yêu nghề và tâm huyết với công việc.

c)Điều kiện vật chất, kỹ thuật của CQT:

Để tiến hành các hoạt động được hiệu quả thì cơ sở vật chất, kỹ thuật của CQT phải hiện đại mới có thể đáp ứng được. Các hoạt động quản lý thuế từ tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế, tiếp nhận và xử lý tờ khai đăng ký thuế,... đều là những công việc mang tính chất tỉ mỉ, mất thời gian và độ chính xác cao nên đòi hỏi trình độ kỹ thuật của CQT phải hiện đại.

d) Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế và hỗ trợ người nộp thuế:

Công tác này thực hiện tốt sẽ giúp người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm về nghĩa vụ thuế, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

1.3.5.3. Các nhân tố từ phía người nộp thuế

Đại bộ phận người dân nhận thức về thuế còn thấp, chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp của thuế TNCN. Khi người dân có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế và hành vi trốn thuế sẽ giảm bớt từ đó công tác thanh tra kiểm tra về thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Tóm lại, ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng ảnh hưởng một phần tới công tác quản lý thuế TNCN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số nước trên thế giới thế giới

* Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Singapore

Tất cả cá nhân có thu nhập gộp vượt quá một mức tối thiểu nhất định (gọi là Ngưỡng kê khai) có nghĩa vụ phải nộp tờ khai thuế, nguyên tắc này cũng áp dụng cho cả các cá nhân có thu nhập từ nguồn duy nhất là tiền lương do một chủ lao động trả.

Việc thu nộp thuế áp dụng đối với phương thức kê khai toàn bộ là khấu trừ thuế tại nguồn, theo đó một số loại thu nhập được người/tổ chức chi trả thu nhập khấu trừ thuế trước khi chi trả cho NNT, bên cạnh đó NNT có thể yêu cầu thanh toán thuế định kỳ cho các loại thu nhập khác không được khấu trừ. Vào cuối năm, NNT nộp tờ khai thuế tổng hợp bao gồm kê khai toàn bộ các hình thức TNCN khác nhau thu được trong năm (tiền công, thu nhập đầu tư, thu nhập kinh doanh...) và trừ đi các khoản được giảm trừ (như giảm trừ cá nhân, các khoản chi phí được trừ...). Thu nhập ròng từ tất cả các nguồn thu sau đó bị đánh thuế theo biểu thuế suất đơn giản (thường với thuế suất luỹ tiến), sau khi được bù trừ với khoản thuế nộp thừa hay nộp thiếu đã khai trong tờ khai thuế sẽ tính toán ra nghĩa vụ thuế còn lại trong năm.

Với hình thức này, các tổ chức chi trả có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho cơ quan thuế các thông tin về giao dịch của mình với NNT. Vào cuối năm, cơ quan thuế sẽ kiểm tra các thông tin bên thứ ba với thông tin do NNT báo cáo trên tờ khai thuế. Hệ thống kiểm tra này gắn chặt với mã số thuế đã cấp cho NNT và các tổ chức khác.

Để hạn chế gánh nặng của phương thức kê khai toàn bộ đối với NNT và đại lý thuế, nhiều nước đã sử dụng rộng rãi hệ thống kê khai thuế điện tử đối với với tờ khai thuế và báo cáo về khấu trừ tại nguồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Ở Anh

Đối với các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do một chủ lao động duy nhất chi trả (thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số lượng NNT TNCN tại nhiều nước) thì chủ lao động sẽ khấu trừ trên cơ sở ước tính được sát nhất nghĩa vụ thuế hàng năm của người làm công phải thực hiện, do đó người lao động không phải nộp tờ khai thuế. Các khoản miễn thu cá nhân và giảm trừ cho người phụ thuộc được quy định trong luật thuế (đôi khi, áp dụng hình thức khoảng 0% đối với những mức thu nhập thấp), hoặc ở mức độ có thể, được tính trực tiếp vào hệ thống khấu trừ lương.

Trường hợp không thể khấu trừ tại nguồn, cơ quan thuế có thể ban hành quy định chỉ phải kê khai đối với những khoản thu nhập vượt quá ngưỡng tối thiểu để tránh việc yêu cầu tất cả người lao động đều phải nộp tờ khai.

Trường hợp phức tạp hơn khi các cá nhân có tiền lương, thu nhập từ hai công việc trở lên. Những đối tượng này có thể yêu cầu giảm trừ cá nhân và gia cảnh lần thứ hai. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách yêu cầu phải nộp tờ khai hoặc yêu cầu cơ quan thuế phải xác nhận tính hợp lệ của việc đề nghị giảm trừ trước khi được chủ lao động chấp nhận.

* Ở Trung Quốc:

Luật thuế TNCN ở Trung Quốc có quy định các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân có chỗ ở hoặc không có chỗ ở trong nước Trung Quốc, mà cư trú tại Trung Quốc đủ 1 năm, thì phải nộp thuế đối với toàn bộ thu nhập của người đó nhận được từ trong và ngoài nước Trung Quốc. Cá nhân không có chỗ ở tại Trung Quốc mà cư trú dưới 1 năm, thì phải nộp thuế đối với thu nhập phát sinh từ Trung Quốc.

Theo Luật thuế TNCN Trung Quốc, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm các khoản: Thu nhập từ tiền công, tiền lương; Thu nhập từ sản xuất kinh doanh; Thu nhập về cho thuê tài sản; Thu nhập về chuyển nhượng tài sản; Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán; Thù lao dịch vụ; Thu nhập từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhuận bút; Thu nhập về chi phí sử dụng quyền đặc biệt; Thu nhập về lãi cho vay, cổ tức, hoa hồng; Thu nhập ngẫu nhiên; Thu nhập khác.

Ngoài ra ở Trung Quốc cũng quy định rất rõ các khoản thu nhập không phải chịu thuế thu nhập cá nhân đó là: Tiền thưởng…Lợi tức tiền gửi tiết kiệm, lợi tức trái phiếu do Bộ Tài chính cho phép phát hành và trái phiếu tín dụng do Quốc vụ viện cho phép phát hành. Tiền phụ cấp, trợ cấp được chính quyền phát cho theo quy định của Quốc vụ viện và tiền phụ cấp, trợ cấp được Quốc vụ viện quy định miễn thuế. Tiền phúc lợi, tiền dưỡng lão, tiền cứu tế. Tiền bồi thường bảo hiểm. Tiền chuyển ngành, tiền phục viên của quân nhân. Tiền được Nhà nước quy định thống nhất phát cho cán bộ viên chức về ổn định chỗ ở, thôi việc, lương hưu. Thu nhập của các đại diện ngoại giao, nhân viên lãnh sự và các nhân viên khác thuộc các đại sứ quán, lãnh sự quán tại Trung Quốc, được miễn thuế theo Luật pháp hữu quan quy định. Thu nhập được quy định miễn thuế trong các công ước quốc tế, các hiệp định ký kết mà Chính phủ Trung Quốc tham gia. Thu nhập được ngành tài chính cho phép miễn thuế.

Năm 2010 tổng thu từ thuế TNCN của Trung Quốc là 480 tỷ nhân dân tệ. Hiện ở Trung Quốc biểu thuế luỹ tiến từng phần (biểu tháng) chia làm 9 bậc với mức thuế suất thấp nhất là 5%, cao nhất là 45%. Nếu tính ra thì thu nhập chịu thuế ở Trung Quốc rơi vào khoảng 500 đến 100.000 NDT (tức khoảng 60 đến 12.000 USD). Đây có thể được coi là mức biểu thuế rộng nhất trong tất cả các biểu thuế các quốc gia đang áp dụng trên Thế giới. Với mức biểu thuế này các đối tượng nộp thuế được chia thành nhiều nhóm, có thể ưu tiên và bám sát hơn với đời sống thực tế, hoàn cảnh cụ thể của người nộp thuế.

1.4.2. Kinh nghiệm về quản lý thuế TNCN đối với tỉnh Phú Thọ

- Để phù hợp với thực tế Việt Nam, đồng thời học hỏi tiếp thu kinh nghiệm các nước trên thế giới thì về quản lý Thuế TNCN cần phải lựa chọn hình thức đơn giản, phù hợp với đại đa số NNT, giảm chi phí quản lý hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính cho cả NNT và cơ quan thuế. Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào tất cả các khâu quản lý thuế để tập trung nguồn lực giám sát, kiểm soát những đối tượng rủi ro cao.

- Mẫu biểu kê khai Thuế TNCN cần cải tiến đơn giản, dễ hiểu, dễ kê khai cho NNT. Về phương pháp kê khai nên áp dụng phương pháp hạn chế. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ các yêu cầu đối với tất cả các đối tượng chịu thuế phải nộp tờ khai thuế, tạo sự công bằng hợp lý trong quản lý.

- Ngành Thuế cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT TNCN, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc đối chiếu chéo thông tin từ các nguồn thu nhập khác nhau nhằm kiểm tra thông tin kê khai NNT mà không cần phải đến trụ sở NNT.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng quản lý quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua.

- Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua đến năm 2020?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, tốn ít thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập.

Các nguồn dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu bên trong là các dữ liệu của các bộ phận chức năng trong công ty như phòng kế toán, thống kê, bán hàng, phân xưởng sản xuất… hoặc các tài liệu thuộc nội ngành kinh doanh… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dữ liệu bên ngoài là dữ liệu từ các bộ phận chức năng ngoài ngành và doanh nghiệp hoặc các nguồn khác trên thị trường như: số liệu của cơ quan thống kê thành phố hoặc cả nước, số liệu của viện nghiên cứu kinh tê trung ương và thành phố, sách tham khảo, các tạp chí định kỳ hoặc báo hàng ngày…

Nguồn tài liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ:

- Nguồn bên trong: Các báo cáo tổng hợp về công tác quản lý thuế TNCN của cơ quan thuế tỉnh; các báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Nguồn bên ngoài: các bài viết, các bài báo tổng hợp về tình hình hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng, các văn bản pháp lý quy định về thuế thu nhập cá nhân, quản lý thuế thu nhập cá nhân, các bài luận văn, luận án liên quan tới tình hình quản lý thuế TNCN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 37)