Thanh tra, kiểm tra thuế là công cụ quan trọng để kiểm soát thuế TNCN theo cơ chế tự khai, tự nộp. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch hoặc bất thường. Cụ thể:
(1) Lập kế hoạch thanh tra: Vào quý 4 hàng năm, Cục thuế có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho năm sau trên cơ sở phân tích thông tin về thuế của người nộp thuế.
(2) Thực hiện thanh tra, kiểm tra: Bao gồm các bước công việc:
+ Chuẩn bị thanh tra kiểm tra: Phân tích các thông tin có liên quan đến NNT trong kế hoạch để xác định những rủi ro về thuế tập trung ở khâu nào của quy trình và ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra.
+ Tiến hành thanh tra, kiểm tra tại đơn vị chi trả thu nhập: Sơ đồ cuộc thanh tra được thể hiện như hình sau:
Căn cứ vào mục đích như kiểm tra quyết toán thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế TNCN hoặc thanh tra toàn diện mà tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ. Trong toàn bộ quá trình thanh, kiểm tra, đoàn thanh tra phải lập nhật ký để ghi nhận diễn biến của từng cuộc thanh tra, kiểm tra.
Hình 3.3: Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế TNCN
Đoàn thanh, kiểm tra thuế
Quyết toán thuế TNCN, các thông tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế
Luật thuế TNCN, Thông tư và văn bản hướng dẫn, Quy trình quản lý thuế …
Kết quả thanh tra:
- Kết luận về tình hình chấp hành pháp luật thuế; - Xác định các hành vi vi phạm về thuế và đề xuất xử lý vi phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Lập biên bản: Kết thúc thanh tra, kiểm tra đoàn thanh, kiểm tra phải lập biên bản thanh tra, kiểm tra. Biên bản yêu cầu phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, phản ánh đầy đủ kết quả của cuộc thanh tra, kiểm tra
(3) Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra: Trong thời hạn 10 ngày kể từ sau ngày công bố biên bản thanh tra, kiểm tra; cơ quan Thuế phải ban hành quyết định xử lý gửi NNT.
(4) Đánh giá kết quả cuộc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ hồ sơ; theo dõi việc thực hiện Quyết định xử lý và báo cáo thực hiện kế hoạch:
Quy định này nhằm tổng kết kinh nghiệm, tìm ra những dạng hành vi vi phạm, hình thức trốn thuế…phương pháp phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm đó; thực hiện lưu trữ hồ sơ; theo dõi đôn đốc thu vào NSNN các khoản thuế truy thu và tiền phạt theo quy định
Thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động quản lý thu thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt trong điều kiện nước ta, khi ý thức kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân của dân cư còn thấp.
Về công tác thanh tra tại Cục Thuế Phú Thọ (chỉ thanh tra toàn diện các sắc thuế mà ĐTNT phải nộp trong đó có thuế TNCN khấu trừ của người sử dụng lao động ). Chưa thực hiện thanh tra theo chuyên đề chỉ bao gồm thuế TNCN khấu trừ.
Tại Cục Thuế, các Chi cục Thuế đã triển khai thực hiện kiểm tra nội bộ theo chuyên đề: Công tác kê khai, kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; công tác quản lý đối tượng, qua đó đã chấn chỉnh những tồn tại trong việc thực hiện các quy trình quản lý thu thuế trong toàn ngành.
Số đối tượng nộp thuế chủ yếu là các đơn vị do Cục thuế quản lý. Các đơn vị này thường là các doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay thì số đối tượng lao động ở các doanh nghiệp này chưa được quản lý một cách đầy đủ. Do các đơn vị khi tuyển dụng thêm nhân viên thì không thông báo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cho CQT nên CQT đã không thu đủ đối với tất cả đối tượng có mức thu nhập đến mức tính thuế.
Nhằm kiểm soát thu nhập chịu thuế trong các năm qua, Cục Thuế Phú Thọ đã tăng cường công tác kiểm tra quyết toán thuế tại các cơ quan chi trả thu nhập, tập trung kiểm tra các đối tượng chưa được kiểm tra 5 năm trở về trước, các đối tượng có khả năng thu lớn, có nợ đọng lớn, các tổ chức có nhiều lao động làm việc nhưng kê khai thu nhập thấp. Kết quả truy thu thuế qua kiểm tra thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng số liệu trên cho thấy, việc kiểm tra thanh tra đối với các đối tượng là vô cùng quan trọng. Qua kiểm tra, thanh tra các đối tượng mới thấy việc tự kê khai của các cơ quan chi trả thu nhập là chưa chính xác. Vẫn còn nhiều đơn vị kê khai thiếu, khai sai các khoản thu nhập chịu thuế, chỉ khi bị CQT thanh tra, kiểm tra mới thấy rất nhiều sai phạm xảy ra, mặc dù số thuế kê khai chênh lệch không nhiều. Các trường hợp điển hình về kê khai thuế sai dẫn đến thiếu thuế đã phát hiện được như: thiếu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN, không tiến hành kê khai thuế đối với những cá nhân làm việc theo thời vụ, khai thu nhập chịu thuế ít hơn thu nhập thực tế.
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra thuế TNCN tại Cục Thuế Phú Thọ
Đơn vị tiền: triệu đồng
Năm Số đơn vị kiểm tra
Số thuế TNCN đơn vị kê khai
Số thuế TNCN
CQT kiểm tra Số tăng thu
2011 35 126,7 152,2 25,5
2012 38 160,8 196,9 36,1
2013 42 232,1 274,9 42,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động quản lý thuế TNCN)
Hiện tượng trốn thuế, lậu thuế còn khá phổ biến đối với các cá nhân có nhiều nguồn thu nhập, cá nhân hành nghề tự do như ca sĩ, nghệ sỹ, người cung cấp các dịch vụ tư vấn độc lập,… Thực tế hiện nay số đối tượng có các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khoản thu nhập dạng này ít khi được cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ. Một phần là do CQT chưa bao quát hết tới số đối tượng này cũng như các hình thức thu nhập này.
Khi kiểm tra quyết toán thuế tại cơ quan chi trả thu nhập, cán bộ thuế đã dành thời gian nhất định để xem xét hồ sơ giảm trừ cho người phụ thuộc. Tuy nhiên, do thời gian kiểm tra có hạn, công tác kiểm tra lại làm thủ công nên rất khó phát hiện những trường hợp kê khai sai, kê khai trùng về người phụ thuộc.