Kinh nghiệm về quản lý thuế TNCN đối với tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 42)

- Để phù hợp với thực tế Việt Nam, đồng thời học hỏi tiếp thu kinh nghiệm các nước trên thế giới thì về quản lý Thuế TNCN cần phải lựa chọn hình thức đơn giản, phù hợp với đại đa số NNT, giảm chi phí quản lý hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính cho cả NNT và cơ quan thuế. Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào tất cả các khâu quản lý thuế để tập trung nguồn lực giám sát, kiểm soát những đối tượng rủi ro cao.

- Mẫu biểu kê khai Thuế TNCN cần cải tiến đơn giản, dễ hiểu, dễ kê khai cho NNT. Về phương pháp kê khai nên áp dụng phương pháp hạn chế. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ các yêu cầu đối với tất cả các đối tượng chịu thuế phải nộp tờ khai thuế, tạo sự công bằng hợp lý trong quản lý.

- Ngành Thuế cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT TNCN, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc đối chiếu chéo thông tin từ các nguồn thu nhập khác nhau nhằm kiểm tra thông tin kê khai NNT mà không cần phải đến trụ sở NNT.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng quản lý quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua.

- Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua đến năm 2020?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, tốn ít thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập.

Các nguồn dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu bên trong là các dữ liệu của các bộ phận chức năng trong công ty như phòng kế toán, thống kê, bán hàng, phân xưởng sản xuất… hoặc các tài liệu thuộc nội ngành kinh doanh…

Dữ liệu bên ngoài là dữ liệu từ các bộ phận chức năng ngoài ngành và doanh nghiệp hoặc các nguồn khác trên thị trường như: số liệu của cơ quan thống kê thành phố hoặc cả nước, số liệu của viện nghiên cứu kinh tê trung ương và thành phố, sách tham khảo, các tạp chí định kỳ hoặc báo hàng ngày…

Nguồn tài liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ:

- Nguồn bên trong: Các báo cáo tổng hợp về công tác quản lý thuế TNCN của cơ quan thuế tỉnh; các báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Nguồn bên ngoài: các bài viết, các bài báo tổng hợp về tình hình hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng, các văn bản pháp lý quy định về thuế thu nhập cá nhân, quản lý thuế thu nhập cá nhân, các bài luận văn, luận án liên quan tới tình hình quản lý thuế TNCN trước đây,….

2.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh

Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh số tuyệt đối và số tương đối toán để phân tích, đánh giá. Từ đó xác định xu hướng biến động của từng nguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác quản lý thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phương pháp tổng hợp số liệu: Toàn bộ số liệu thu thập được xử . Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

- Phương pháp biểu thị số liệu: + Phương pháp Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

+ Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị được sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột...

- Phương pháp phân tích thông tin: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...

+ Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm.

+ Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh qua các giai đoạn khác nhau; So sánh các đối tượng tương tự; So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá về công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT

- Số lượng các doanh nghiệp, tổ chức chi trả thu nhập được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ về thuế: Các dịch vụ hỗ trợ về thuế như tập huấn cho người nộp thuế; tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế; hướng dẫn chính sách thuế bằng văn bản, qua điện thoại, trực tiếp tại cơ quan thuế. Thông qua các chỉ tiêu này đánh giá được mức độ quan tâm chăm sóc, giúp đỡ pháp lý cho người nộp thuế của cơ quan thuế.

- Số doanh nghiệp, tổ chức chi trả thu nhập đã thực hiện kê khai bằng phần mềm hỗ trợ kê khai mã vạch hai chiều trên tổng số doanh nghiệp, tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chức chi trả thu nhập: Đây là phần mềm của ngành thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp kê khai thuế trên ứng dụng của máy tính và được kết xuất ra văn bản giấy hoặc gửi cơ quan thuế qua mạng internet. Sau đó được cơ quan thuế tự động nhập vào ứng dụng của ngành thông qua thiết bị đọc mã vạch hai chiều.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thông tin NNT

- Số lượng người nộp thuế đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế qua các năm.

- Số doanh nghiệp được cấp MST mới qua các năm: Thông qua các thông tin trên ứng dụng cấp mã số thuế phản ánh chất lượng công tác quản lý thông tin danh bạ người nộp thuế; đồng thời phản ánh tốc độ tăng về mặt số lượng NNT.

-Tình hình đăng ký giảm trừ người phụ thuộc.

2.3.3. Chỉ tiêu về thu ngân sách

- Số thuế TNCN đã nộp NSNN từ tiền lương, tiền công qua các năm trên địa bàn: Chỉ tiêu này được lấy từ báo cáo kết quả thu hàng năm của Cục Thuế và các Chi cục Thuế, phản ánh mức tăng trưởng thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

- So sánh thu NSNN từ tiền lương, tiền công qua các năm.

- Số tiền hoàn thuế TNCN từ tiền lương, tiền công qua các năm.

2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về công tác quản lý nợ thuế

Số thuế nợ so với số thu ngân sách: Đây là số liệu trên báo cáo thống kê của Cục Thuế và Chi cục Thuế. Phản ánh chất lượng công tác đôn đốc thu thuế của cơ quan thuế cũng như mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

2.3.5. Chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế so với tổng số doanh nghiệp tổng số doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ hiểu biết, mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế. Bên cạnh đó đánh giá được chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.6. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ thuế

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng chuyên môn của cán bộ thuế, mức độ quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại của ngành thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ THU NHẬP TỪ TIỀN LƢƠNG, TIỀN CÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ và Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Thọ có tọa độ địa lý 20o

55''- 21o43'' vĩ độ Bắc, 104o

58''- 105o 27'' kinh độ Đông, phía Bắc giáp Tuyên Quang, nam giáp Hòa Bình, đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Nội, Tây giáp Sơn La và Yên Bái, nằm cách thủ đô Hà Nội 80 Km về phía Tây, vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng và Tây Bắc, Phú Thọ là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích toàn tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là 352.384,14ha, chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4 diện tích vùng trung du miền núi phía Bắc.

Với vị trí ngã ba sông, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc, Phú Thọ có hệ thống đường sắt, đường sông và đường bộ rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng. Thành phố Việt Trì là một trong năm trung tâm lớn của cả vùng núi phía Bắc, có tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì, đi Tuyên Quang - Hà Giang, sang Vân Nam, Trung Quốc.

3.1.1.2. Dân số và nguồn lực

Tỉnh Phú Thọ tái lập (1997) có diện tích tự nhiên 3.465 km2, dân số 1.261.900 người, mật độ dân số trung bình 373 người/km2, gồm 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số (gần 1,1 triệu người), người Mường hơn 10 vạn, người Dao hơn 6.000 người, Cao Lan hơn 2.000…

Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh); 277 đơn vị hành chính cấp xã.

3.1.1.3. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội

Là một tỉnh miền núi, sau 15 năm tách tỉnh (1997,2012), Phú Thọ đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn nên tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc.

Thời gian qua, kinh tế Phú Thọ đã có sự tăng trưởng khá cao ổn định theo dõi bảng cơ cấu đóng góp vào GDP theo ngành kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về Giáo dục- Đào tạo: có 312 trường mẫu giáo, 297 trường tiểu học, 284 trường Trung học cơ sở, 50 trường Trung học phổ Thông, 20 Trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề, 07 Trường Trung học chuyên nghiệp, 02 trường Đại học, 08 Trường cao đẳng, 27 Trường dạy nghề công lập và dân lập. Số phòng học kiên cố hóa đạt 94,3%.

- Về Y tế: có 12 Bệnh viện đa khoa tuyến Huyện, 02 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 13 Trung tâm y tế, 08 Trung tâm các loại, có 279 Trạm y tế xã, phường, thị trấn, có 19 Bệnh xá 90% Trạm y tế được xây dựng kiên cố.

3.1.1.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ

Với vị trí ngã ba sông, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa điểm kinh tế trọng điểm phía Bắc, cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi Tây Bắc, Đông Bắc, Phú Thọ có những lĩnh vực kinh tế lợi thế như: Khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm.. và tiềm năng du lịch. Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ, đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và mở rộng đầu tư với tốc độ nhanh.

Phú Thọ còn nhiều di tích nổi tiếng và là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn như Đền Hùng, Hát xoan Phú Thọ…

Khu di tích lịch sử đền Hùng gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc: đầm Ao Châu, Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, vùng nước khoáng nóng Thanh Thủy…. là những tiềm năng lớn để Phú Thọ phát triển du lịch.

Phú Thọ có bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cảnh, di tích cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch.

Khai thác tiềm năng thế mạnh, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 42)