Quản lý nộp thuế và xử lý chứng từ nộp thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 66)

3.2.4.1. Quản lý nộp thuế

Quản lý thu nộp tiền thuế có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế và quyết định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đến số thu vào NSNN, trong những năm qua quản lý thu nộp tiền thuế của cục thuế tỉnh Phú Thọ luôn diễn ra theo đúng quy trình quản lý thuế, các cán bộ thuế luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đảm bảo số thu năm sau luôn cao hơn năm trước.

Phòng KK&KTT thu nhận các chứng từ nộp thuế của người nộp thuế từ Kho bạc chuyển đến, tiến hành phân loại chứng từ theo tài khoản nộp thuế, theo đối tượng lập chứng từ, theo loại chứng từ; thực hiện kiểm tra đối chiếu các chứng từ nộp tiền đảm bảo đúng mẫu và đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định. Đối với công tác kế toán thuế đã phối hợp chặt chẽ cơ quan Kho bạc thực hiện dự án hiện đại hóa thu nộp ngân sách nhà nước, phối hợp với cơ quan kho bạc triển khai mở rộng ủy nhiệm thu qua ngân hàng tại tất cả các địa bàn, giúp cho NNT thực hiện nộp vào ngân sách thuận lợi, việc kế toán thu ngân sách tại cơ quan thuế và kho bạc được thực hiện nhanh chóng, đơn giản, chính xác, thống nhất được dữ liệu số thu NSNN giữa cơ quan thuế, kho bạc nhà nước. Vì vậy đã kịp thời hạch toán các khoản thực thu thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó đã thực hiện tốt chế độ báo cáo tiến độ hoàn thành theo dự toán thu, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo công tác thu hàng tháng, quý, năm. Đvt: triệu đồng 46,090 61,251 65,483 12% 33% 7% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2011 2012 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.1: Tình hình số thuế TNCN từ tiền công, tiền lương trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động quản lý thuế TNCN)

Việc phối hợp giữa CQT, kho bạc và ngân hàng trên phạm vi toàn tỉnh đã mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc phối hợp với cơ quan kho bạc mở rộng, triển khai việc thu thuế qua Ngân hàng tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố đã giúp cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách thuận lợi, dế dàng hơn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh việc nộp thuế vào NSNN đã có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Kho bạc Nhà nước trong việc tiến hành thu thuế trên địa bàn tỉnh

Biểu trên cho thấy, số thuế TNCN thu được năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2011, do tình hình kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nên số thuế TNCN thu được là 46.090 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng thấp với 12%. Năm 2012, mặc dù Nhà nước có chính sách miễn giảm thuế cho 6 tháng cuối năm với những cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công nằm trong bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần nhưng số thuế TNCN thu được trên địa bàn toàn tỉnh vẫn là 61.251triệu đồng, tăng mạnh với 33% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm này, tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực nên thu nhập của người lao động cũng tăng. Mặt khác là do các tổ chức chi trả thu nhập đã dần có ý thức trong việc kê khai, khấu trừ cho các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và chấp hành tương đối tốt nghĩa vụ nộp thuế TNCN với Nhà nước. Năm 2013, số thuế TNCN thu được là 65.483 triệu đồng tăng 7% so với số thu năm 2012. Tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2014, số thuế TNCN đã đạt mức 42.667 triệu đồng.

Số thuế TNCN được từ thu nhập từ tiền lương, tiền công chiếm một tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu thu của thuế TNCN. Số thuế thu được từ tiền lương,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiền công chiếm khoảng 95% trong tổng số thuế TNCN trên địa bàn trong giai đoạn từ 2011 – 2013.

Bảng số liệu trên cho thấy, nhìn chung số thuế TNCN thu được ở từng khu vực đều tăng qua các năm. Đặc biệt số thuế TNCN từ tiền lương, tiền công ở khu vực DNNQD tăng cao nhất. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch không quá lớn so với số thu từ khu vực DNNN. Trong các năm qua, số thu từ khu vực DNNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này cho thấy, thu nhập của cá nhân từ tiền lương, tiền công làm ở hai khu vực đang được cải thiện. Điều này do tình hình kinh tế trong năm qua đã từng bước được cải thiện. Qua các số liệu trên cũng có thể nhận thấy công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh cũng đã có nhiều chuyển biến, năm sau có nhiều tiến bộ hơn năm trước. Với số liệu trên cũng phản ánh sự gia tăng của đối tượng nộp thuế và sự tăng lên của đời sống dân cư.

Bảng 3.4: Tình hình nộp thuế TNCN từ tiền công, tiền lƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các năm Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số thuế TNCN từ tiền công, tiền lương 46,090 61,251 65,483 Số thu từ khu vực DNNN 26,091 35,785 37,198 Số thu từ khu vực hành chính sự nghiệp 633 818 1,017 Số thu từ DN NQD 19,366 24,648 27,268

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động quản lý thuế TNCN)

Nhìn chung công tác thực hiện thu thuế TNCN bước đầu đã có những kết quả nhất định. Để đạt được những thành quả đó trước hết phải nói đến sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ thuế trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNCN nói riêng. Bên cạnh đó còn có sự tham gia tích cực của các ban ngành liên quan trong việc tuyên truyền luật thuế để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

luật thuế đến gần với người nộp thuế hơn. Về phía người nộp thuế, trong ba năm qua cũng đã có những phát triển về quy mô sản xuất, tích cực trong công tác tìm hiểu pháp luật về thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng. Chính vì vậy, kết quả thu thuế ngày càng cao và công tác quản lý thuế TNCN ngày càng có hiệu quả hơn.

3.2.4.2. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Để tăng cường hiệu quả của công tác này, Phòng Quản lý thuế TNCN đã kết hợp với các Phòng kiểm tra và phòng Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế thực hiện các biện pháp thu nợ như mời đối tượng nộp thuế đến CQT đối chiếu nợ hoặc thông báo nợ lần thứ nhất và lần thứ hai cho các đối tượng nộp thuế có số nợ thuế, thường xuyên nhắc nhở các đơn vị thuộc phạm vi quản lý nộp thuế đầy đủ theo tờ khai thuế đã kê khai. Đồng thời tiến hành nhiều buổi tập huấn triển khai công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo Luật quản lý thuế, áp dụng phần mềm hỗ trợ công tác Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế ở cấp Cục và Chi cục. Hàng tháng tổ chức rà soát, phân công các khoản nợ mới phát sinh cho từng cán bộ quản lý. Các cán bộ sau khi được phân công thì thực hiện phân loại, và xác định rõ các khoản nợ có khả năng thu hồi để lập kế hoạch cụ thể với từng tổ chức, cá nhân nợ thuế đôn đốc nộp vào Ngân sách. Các khoản nợ thuế đã được phân theo địa bàn, giao cụ thể cho các cán bộ quản lý chịu trách nhiệm quản lý; gắn trách nhiệm thủ trưởng CQT, bộ phận quản lý nợ, cán bộ thuế đối với các khoản nợ có khả năng thu, xử phạt đối với các khoản nợ thuế quá hạn.

Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nợ đọng thuế TNCN từ tiền lương tiền công trong những năm qua đều có xu hướng giảm dần cả về chỉ tiêu tuyệt đối và tỷ lê. Cụ thể, nợ đọng thuế TNCN năm 2011 là 1.724 triệu đồng chiếm 3,6% số thuế ghi thu (theo tờ khai), năm 2012 là 1.116 triệu đồng chiếm 1,8% số thuế ghi thu, năm 2013 giảm còn 942 triệu đồng chiếm 1,4% số thuế ghi thu.

Bảng 3.5: Tình hình nợ đọng thuế TNCN từ tiền lƣơng tiền công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Năm Số thuế ghi thu Số thuế đã nộp Số thuế còn nợ Tỷ lệ nợ thuế/số ghi thu

2011 47814 46,090 1,724 3.6%

2012 62367 61,251 1,116 1.8%

2013 66425 65,483 942 1.4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động quản lý thuế TNCN)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 66)