Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 48)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Thọ có tọa độ địa lý 20o

55''- 21o43'' vĩ độ Bắc, 104o

58''- 105o 27'' kinh độ Đông, phía Bắc giáp Tuyên Quang, nam giáp Hòa Bình, đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Nội, Tây giáp Sơn La và Yên Bái, nằm cách thủ đô Hà Nội 80 Km về phía Tây, vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng và Tây Bắc, Phú Thọ là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích toàn tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là 352.384,14ha, chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4 diện tích vùng trung du miền núi phía Bắc.

Với vị trí ngã ba sông, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc, Phú Thọ có hệ thống đường sắt, đường sông và đường bộ rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng. Thành phố Việt Trì là một trong năm trung tâm lớn của cả vùng núi phía Bắc, có tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì, đi Tuyên Quang - Hà Giang, sang Vân Nam, Trung Quốc.

3.1.1.2. Dân số và nguồn lực

Tỉnh Phú Thọ tái lập (1997) có diện tích tự nhiên 3.465 km2, dân số 1.261.900 người, mật độ dân số trung bình 373 người/km2, gồm 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số (gần 1,1 triệu người), người Mường hơn 10 vạn, người Dao hơn 6.000 người, Cao Lan hơn 2.000…

Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh); 277 đơn vị hành chính cấp xã.

3.1.1.3. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội

Là một tỉnh miền núi, sau 15 năm tách tỉnh (1997,2012), Phú Thọ đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn nên tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc.

Thời gian qua, kinh tế Phú Thọ đã có sự tăng trưởng khá cao ổn định theo dõi bảng cơ cấu đóng góp vào GDP theo ngành kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về Giáo dục- Đào tạo: có 312 trường mẫu giáo, 297 trường tiểu học, 284 trường Trung học cơ sở, 50 trường Trung học phổ Thông, 20 Trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề, 07 Trường Trung học chuyên nghiệp, 02 trường Đại học, 08 Trường cao đẳng, 27 Trường dạy nghề công lập và dân lập. Số phòng học kiên cố hóa đạt 94,3%.

- Về Y tế: có 12 Bệnh viện đa khoa tuyến Huyện, 02 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 13 Trung tâm y tế, 08 Trung tâm các loại, có 279 Trạm y tế xã, phường, thị trấn, có 19 Bệnh xá 90% Trạm y tế được xây dựng kiên cố.

3.1.1.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ

Với vị trí ngã ba sông, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa điểm kinh tế trọng điểm phía Bắc, cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi Tây Bắc, Đông Bắc, Phú Thọ có những lĩnh vực kinh tế lợi thế như: Khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm.. và tiềm năng du lịch. Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ, đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và mở rộng đầu tư với tốc độ nhanh.

Phú Thọ còn nhiều di tích nổi tiếng và là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn như Đền Hùng, Hát xoan Phú Thọ…

Khu di tích lịch sử đền Hùng gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc: đầm Ao Châu, Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, vùng nước khoáng nóng Thanh Thủy…. là những tiềm năng lớn để Phú Thọ phát triển du lịch.

Phú Thọ có bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cảnh, di tích cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch.

Khai thác tiềm năng thế mạnh, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đã có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế - xã hội, đưa Phú Thọ cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.

Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng. Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000ha đất để ưu tiêu cho phát triển các khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây thành phố Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá công nghiệp nông thôn.

Để đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tư, nhanh chóng đưa Phú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương giàu đẹp phồn vinh và thịnh vượng.

Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế - xã hội như con người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)