Gene ACTN3 lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu bởi North và cs (1999) khi họ phát hiện có một đột biến điểm ở exon 16 gây thiếu hụt protein α-actinin-3. Họ tiến hành lấy sinh thiết cơ của bệnh nhân bị bệnh cơ thần kinh và khám phá ra rằng thiếu hụt protein α-actinin-3 chỉ xảy ra ở 19% số mẫu, nên họ tin rằng sự thiếu hụt này không liên quan đến bệnh cơ thần kinh. Ngoài ra, exon 15 cũng đƣợc nghiên cứu và kết quả cho thấy đột biến ở exon 15 và 16 là hoàn toàn riêng biệt, không phụ thuộc vào nhau. Do đó, North và cs (1999) đã kết luận rằng sự thiếu hụt protein α-actinin-3 không gây ra bệnh.
Việc thiếu một dạng bệnh lý liên quan đến sự thiếu hụt α-actinin-3 đã khiến Mills và cs (2001) nghiên cứu về sự tiến hóa của gene ACTN3 để lý giải. Nhƣ đã đề cập, α-actinin-2 đƣợc tìm thấy ở tất cả các cơ bắp của ngƣời và giống α- actinin-3 đến 90%. Sự khác nhau giữa 2 protein này xảy ra ở khoảng 300 triệu năm trƣớc và chúng bị thay đổi rất ít (Mills và cs, 2001). Mặc dù chúng tiến hành các chức năng tƣơng tự nhau ở cơ, nhƣng thực tế cho thấy α-actinin-3 tác động lớn hơn đến hiệu quả hoạt động của sợi cơ co nhanh loại II. Có thể thấy rằng, α- actinin-3 không ảnh hƣởng đến tính trạng phổ biến, nhƣng nó có một tác động đến một nhóm quần thể nào đó và điều này thể hiện rõ trong những điều kiện kiểm tra khả năng thể thao ở mức cao nhất (ví dụ: kiểm tra ở các VĐV chạy nƣớc rút có thành tích hàng đầu). Các kết quả từ nghiên cứu này định hƣớng cho các nhóm nghiên cứu khác tiến hành nghiên cứu gene ACTN3 ở các nhóm thí nghiệm đặc thù hơn, ví dụ nhƣ là nhóm các VĐV chạy nƣớc rút có thành tích cao vì ở nhóm VĐV này cần một sự bùng nổ tối đa sức mạnh của cơ trong thời gian ngắn ở đƣờng đua.
35 Trong một nghiên cứu của Yang và cs (2003) giữa một nhóm VĐV và nhóm đối chứng của Úc. Khi so sánh nhóm VĐV với nhóm đối chứng thì thấy không có sự khác biệt rõ rệt về tần số kiểu gene và tần số alen. Tuy nhiên, khi chia nhóm VĐV thành 2 nhóm nhỏ: nhóm VĐV ở các môn thể thao cần tốc độ nhanh - mạnh (nhóm 1) và nhóm VĐV ở các môn cần độ bền (nhóm 2) thì có một số kết quả đáng lƣu ý. Kiểu gene XX có tần số thấp hơn ở nhóm 1 (Nam - 8%; Nữ - 0%) so sánh với nhóm đối chứng (Nam - 16% ; Nữ - 20%). Ngƣợc lại, kiểu gene RR có tần số cao hơn rõ rệt ở nhóm 1 (RR 53%) so với nhóm đối chứng (RR 30%), kiểu gene XX ở nhóm 2 cao hơn không đáng kể (XX 24%) so với nhóm đối chứng (XX 18%). Qua nghiên cứu này, các tác giả nhận xét rằng tần số kiểu gene và alen không có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm VĐV hỗn hợp và nhóm đối chứng. Tuy nhiên, khi nhóm VĐV hỗn hợp đƣợc chia nhỏ theo tiêu chuẩn độ nhanh – mạnh và độ bền thì sự khác biệt lại rất rõ ràng ngay cả giữa nam và nữ. Điều này gợi ý rằng alen R có thể hữu ích đối với các VĐV ở các môn cần tố chất mạnh – tốc độ (ví dụ: chạy cự ly 100 m, 200 m; bơi cự ly 50 m, 100 m).
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho các kết quả tƣơng đồng: Tần số kiểu gen RR của 60 cầu thủ bóng đá hàng đầu, tham gia giải vô địch Tây Ban Nha là 48.3% cao hơn so với nhóm đối chứng (28.5%) (Santiago và cs, 2008). Tần số kiểu gen XX của 75 vận động viên ƣu tú thi đấu ở các môn sức mạnh của Mỹ là 6.7% thấp hơn so với đối chứng (16.3%) (Roth và cs, 2008). 486 vận động viên Nga thi đấu ở các môn đòi hỏi sức mạnh có tần số kiểu gen XX là 6.4% thấp hơn so với đối chứng (14.2%) (Druzhevskaya và cs, 2008). Thêm vào đó, Vincent và cs (2007) đã chứng minh diện tích và số lƣợng sợi cơ loại II (co nhanh) của những ngƣời mang kiểu gen RR lớn hơn những ngƣời mang kiểu gen XX.
Bên cạnh đó, cũng có 4 nghiên cứu không cho thấy mối liên quan giữa đa hình R577X và sức mạnh của các vận động viên (Sessa và cs, 2011, Ginevičienė và cs, 2010; Scott và cs, 2010; Yang và cs 2007).
36