Nhóm giải pháp về quy trình tín dụng chung

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 97)

- Về phía ngân hàng (NH):

4.3.2. Nhóm giải pháp về quy trình tín dụng chung

. Hoàn thiện mô hình và quy trình tín dụng chung của ngân hàng

Để tăng cƣởng công tác quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng cần tích cực hơn trong việc triển khai mô hình và quy trình tín dụng mới, với mục đích vừa nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro tín dụng (thông qua việc hình thành bộ phận quan hệ khách hành, bộ phận quản lý tín dụng và quản lý nợ), vừa chú trọng mở rộng phát triển kinh doanh (thông qua bộ phận chuyên trách khách hàng). Cụ thể là:

- Hình thành bộ phận chuyên trách khách hàng và phân định rõ công tác khách hàng và công tác thẩm định rủi ro.

- Chuyên môn hóa việc cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, tách rời việc tiếp xúc, marketing khách hàng, thu nhập thông tin khách hàng, thông tin khoản vay và việc thẩm định tính khả thi của phƣơng án xin vay, ra quyết định cho vay.

86

- Xây dựng chính sách tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Trong đó, cần đặc biệt chú ý tránh việc chạy theo mục đích lợi nhuận dẫn đến chất lƣợng tín dụng bị suy giảm. Trong quy định về tài sản thế chấp trong việc cho vay vốn Ngân hàng không nên coi trọng tài sản thế chấp là chỗ dựa hoàn toàn đảm bảo tín dụng. Nếu đƣợc ngân hàng nên nhận các tài sản thế chấp là các giấy tờ có giá, dễ chuyển thành tiền, ít bị rủi ro hơn.

- Hoàn thiện việc giám sát và kiểm tra các khoản vay: Giám sát từng khoản vay một cách thƣờng xuyên nhằm phát hiện “dấu hiệu cảnh báo sớm” để có hành động khắc phục kịp thời. Ngân hàng cần đƣa các quy định quản lý một cách chủ động để đảm bảo đƣợc việc các khoản vay sẽ đƣợc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn. Quy định cần làm rõ , nhiệm vụ của trƣởng phòng tín dụng trong quản lý, giám sát tín dụng của cán bộ tín dụng, nhiệm vụ theo dõi nợ của cán bộ tín dụng và nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra tín dụng độc lập nhằm khuyến khích tính khách quan của cán bộ tín dụng trong quá trình theo dõi, giám sát các khoản nợ.

- Giám sát tồng thể danh mục nhằm phát hiện ra những rủi ro tập trung. Trong quá trình giám sát cần đặc biệt chú ý đến các nội dung sau: so sánh thành phần của danh mục với mục tiêu cần đạt đƣợc; xác định và tìm hiểu các xu hƣớng trong phạm vi danh mục về những vấn đề nhƣ: xếp hạng tín dụng của khách hàng, hiện tƣợng gia tăng dự phòng, nợ khó đòi...; xem xét hiện tƣợng tập trung trong danh mục tín dụng. Tập trung tín dụng có thể đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức và có thể phát sinh khi có một số lớn các khoản tín dụng đều có những đặc điểm rủi ro tƣơng tự nhau. Mức độ tín dụng cao sẽ khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong lĩnh vực mà tín dụng đƣợc tập trung. Ngân hàng có thể giảm bớt tập trung tín dụng bằng cách: Tăng lãi suất đối với các khoản vay có tập trung tín dụng, tăng tài sản đảm bảo, đồng tài trợ…

87

- Báo cáo kịp thời theo đúng yêu cầu là một sự hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro. Định kỳ, nội dung báo cáo nên đƣợc áp dụng nhƣ sau: Báo cáo cho HĐQT và Tổng Giám Đốc tập hợp theo tuần tháng hoặc quý, tập trung vào phần đánh giá chung, chiến lƣợc quản trị và các biện pháp khắc phục. Còn báo cáo cho các cán bộ lãnh đạo chuyên trách nghiệp vụ nên định kỳ hằng ngày, và đi sâu, chi tiết vào từng loại rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)