Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Đại Dương

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 65)

- Các ngân hàng cần phải thu thập thông tin chính xác và nhanh chóng Việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính đầy đủ và hoàn chỉnh, dự

3.2.2.Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Đại Dương

3.2.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

Để nhận dạng rủi ro tín dụng, quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Quản lý, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn bộ Ngân hàng. Kiểm soát, giám sát các khoản vƣợt hạn mức.

- Phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng.

- Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mƣu xử lý nợ xấu.

- Giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, quy định và chính sách của Ngân hàng về tín dụng và các quy định, chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng.

- Tổng hợp, phân tích nguyên nhân, đánh giá, đề xuất phƣơng án xử lý nợ xấu. Xem xét, đề xuất phƣơng án thu hồi nợ và kế hoạch xử lý nợ xấu đối với từng khoản nợ xấu.

Những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng từ phía khách hàng

54

-Nói dối: Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng khá dễ kiểm chứng trong một số trƣờng hợp. Nếu KH nói "quan hệ với chúng ta là lần đầu, chƣa từng đi tìm hiểu ở đâu" nhƣng khi tra CIC ta thấy dƣ nợ hoặc đơn giản ta thấy danh sách các NH khác cũng từng tra CIC về KH này thì có nghĩa KH đã nói dối! Hoặc KH cung cấp thông tin sai so với hồ sơ cung cấp (dễ dàng kiểm chứng qua hồ sơ). Việc KH nói dối chứng tỏ KH đang che đậy một điều gì đó, đừng vội từ chối, hãy động viên họ nói thật - ta sẽ quyết định sau khi nghe KH trình bày lý do.

-Làm giả hồ sơ: Với đối tƣợng KH này thì tốt nhất là hãy quên KH đi (nếu KH cố ý làm giả vì mục đích vay vốn). Những hồ sơ KHCN hay làm giả bao gồm: hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ .. (đặc biệt đối với KHCN làm việc tại các tổ chức không trả lƣơng qua tài khoản, công ty nhỏ ...)

-Không cung cấp đầy đủ thông tin: Có những KH chỉ nói những gì CV QHKH hỏi, không chia sẻ thông tin. Với những KH này, có thể do KH không biết nhƣng cũng có thể KH có ý muốn che dấu. Nếu CV QHKH ít kinh nghiệm thì gần nhƣ không thể tránh đƣợc KH có dấu hiệu này. Ở một mức độ nào đó, trách nhiệm của tình huống này thuộc về chuyên viên QHKH.

Không nhiệt tình trong việc cung cấp tài liệu, hỗ trợ thẩm định thực tế: Giống trƣờng hợp KH cung cấp không đủ thông tin. Nếu không có lý do chính đáng (bận việc thật sự, đi công tác...) thì đây cũng là một vấn đề cần lƣu ý.

-Khách hàng có những dấu hiệu bất thƣờng một cách bất ngờ: Đa phần ngƣời vay vốn đều quan tâm đến lãi suất, tuy nhiên với một số KH tuyên bố: lãi thế nào cũng đƣợc, cứ cho anh/chị vay tối đa có thể, hoặc KH nói mới đi vay vốn lần đầu nhƣng mang nguyên bộ hồ sơ đầy đủ nhƣ NH yêu cầu ... thì cần thẩm định kỹ, xem xét rõ lý do và nguyên nhân. Những dấu hiệu khác: VD: có quá

55

nhiều tài sản mà không lý giải đƣợc nguồn gốc, mỗi ngày đi một oto khác nhau, hay hẹn hò CV QHKH ở cafe hơn là nhà riêng và cơ quan ....

Đối với khách hàng doanh nghiệp:

-Báo cáo tài chính không trung thực: DN ở VN (có thể) có nhiều hệ thống báo cáo tài chính phục vụ các mục đích khác nhau. Nếu báo cáo cung cấp cho NH không trung thực (CVQHKH có thể kiểm tra theo cách của kiểm toán độc lập với một số chỉ tiêu chính có thể so sánh với tài liệu bên thứ 3 nhƣ: Nợ ngắn hạn, dài hạn (so sánh với CIC), tiền gửi NH (so sánh với sao kê tài khoản); khoản phải thu, phải trả (so sánh với bảng kê, hồ sơ KH cung cấp), tài sản cố định (so sánh với bảng kê, so sánh bảng kê với thực tế ...). Nếu báo cáo của KH không trung thực, hãy yêu cầu KH làm lại hoặc giải thích.

-Hồ sơ tài chính méo mó, cắt dán, không trung thực: Kiểm tra phần này tƣơng đối dễ. Cách đơn giản nhất là so sánh với tờ khai thuế GTGT hàng tháng và bảng kê hóa đơn đi kèm. Xem kỹ các hợp đồng đầu ra đầu vào xem có cắt dán không (vì thƣờng là bản photo KH tự sao y nên khả năng tự chế khá cao); Phƣơng thức kinh doanh phức tạp, không rõ ràng về tài chính: Đọc báo cáo, phỏng vấn KH nếu thấy mâu thuẫn về vấn đề này thì cần phải tìm hiểu thật kỹ, đặc biệt đối với các tình huống KH cung doanh các mặt hàng đặc thù ... -Tƣ cách lãnh đạo DN yếu: Nếu tƣ cách lãnh đạo DN yếu thì chắc chắn và đƣơng nhiên sẽ ảnh hƣởng đến DN. Hãy thận trọng với các thông tin liên quan đến tƣ cách của lãnh đạo DN;

-Tình hình vay nợ các TCTD khác: DN chƣa đi vay bao giờ và DN đi vay quá nhiều nơi với kiểu vay mỗi nơi một ít cần lƣu ý nhƣ nhau. CV QHKH cần làm rõ lý do dẫn đến hiện tƣợng này.

56

Quy trình tín dụng của Oceanbank

Sơ đồ 3.2: Chu trình kiểm soát tín dụng liên tục

(Nguồn: Báo cáo quản trị rủi ro của OCEANBANK)

Trong đó:

- Kiểm soát trƣớc khi cho vay gồm: Thiết lập một chính sách và thủ tục tín dụng bằng văn bản; Thẩm định trƣớc khi cho vay; Phê duyệt khoản vay - Kiểm soát trong khi cho vay gồm: Xác lập Hợp đồng tín dụng; Giám sát

quá trình giải ngân; Giám sát tín dụng.

- Kiểm soát sau khi cho vay gồm: Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ; Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng; Kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập; Đánh giá lại chính sách tín dụng

Quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH cho đến khi NH ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.

57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thƣơng mại.

Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lƣợng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:

Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.

Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.

3.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

Xếp hạng khách hàng

Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng đã áp dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng doanh nghiệp.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính:

- Phần tài chính

Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phƣơng pháp định lƣợng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất.

Các nhóm chỉ tiêu tài chính đƣợc xem xét bao gồm: + Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: khả năng thanh toán.

+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động: vòng quay vốn lƣu động, vòng quay hàng tồn kho.

+ Nhóm chỉ tiêu cân nợ: Tổng nợ phải trả/tổng tài sản, nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu…

+ Nhóm chỉ tiêu thu nhập: lợi nhuận gộp/doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản

58

Các yếu tố phi tài chính đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng, bao gồm các nhóm:

+ Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ + Quan hệ với ngân hàng

+ Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành

+ Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp

Theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho điểm tối đa đối với một khách hàng là 100 điểm và khách hàng đƣợc xếp hạng thành 10 nhóm từ AAA, AA,…C, D, và các nhóm đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Hạng AAA: Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là đặc biệt tốt.

Hạng AA: Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng đƣợc xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng đƣợc xếp hạng này là rất tốt.

Hạng A: Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng đƣợc xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn đƣợc đánh giá là tốt Hạng BBB: Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

Hạng BB: Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hƣởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hƣởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

59

Hạng B: Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay.Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hƣởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

Hạng CCC: Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trƣờng hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả đƣợc nợ.

Hạng CC: Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

Hạng C: Khách hàng xếp hạng C trong trƣờng hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tƣơng tự nhƣng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang đƣợc duy trì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạng D: Khách hàng xếp hạng D trong trƣờng hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.

Quy trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định ngành kinh tế

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (đem lại doanh thu trên 50% trong 3 năm liên tục của khách hàng).

Trƣờng hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhƣng không có ngành nào có doanh thu trên 50%, Ngân hàng sẽ chọn ngành nào có tiềm năng phát triển nhất trong tƣơng lai.

60

Bƣớc 2: Xác định quy mô Doanh nghiệp

Việc xác định quy mô khách hàng tùy thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu cần quan tâm nhƣ: Vốn chủ sở hữu; Số lƣợng lao động bình quân; Doanh thu thuần; Tổng tài sản.

Bƣớc 3: Xác định loại hình sở hữu Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Doanh nghiệp Nhà Nƣớc, Doanh nghiệp khác.

Bƣớc 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phƣơng pháp định lƣợng qua việc phân tích Báo cáo tài chính năm gần nhất, bao gồm các nhóm chỉtiêu: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Bƣớc 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Các yếu tố phi tài chính đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp định tính và định lƣợng, bao gồm các nhóm chỉ tiêu: Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành, Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.

Bƣớc 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng

Điểm của khách hàng = Điểm của các chỉ tiêu tài chính × Trọng số phần tài chính Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính × Trọng số phần phi tài chính

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu đƣợc đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy theo ngành nghề và quy mô của Doanh nghiệp.

Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm hƣớng tới mục tiêu là giảm thiểu rủi ro tín dụng, kết quả xếp hạng doanh nghiệp giúp công tác xét

61

duyệt cho vay đƣợc nhanh chóng, chính xác, đồng thời giúp Ngân hàng phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

Đối với khách hàng là các cá nhân, nội dung chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp hạng rủi ro khách hàng và tài sản đảm bảo. Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có năm mức điểm từ 20 đến 100.

Phần xếp loại rủi ro khách hàng xem xét 2 nhóm chỉ tiêu: + Nhóm chỉ tiêu về nhân thân

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ

Phần đánh giá tài sản đảm bảo bao gồm các chỉ tiêu về: + Loại tài sản đảm bảo

+ Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo

+ Giá trị tài sản đảm bảo/tổng nợ vay đề nghị

+ Xu hƣớng giảm giá trị của tài sản đảm bảo trong 12 tháng

3.2.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

Phân tán rủi ro tín dụng

Trong các năm qua, Ngân hàng nhận thức rõ để kiểm soát rủi ro thì phải phân tán rủi ro, không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế, không nên dồn vốn đầu tƣ vào một hoặc một số khách hàng, nên mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

Thực hiện phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Việc phân loại nợ thực hiện ít nhất 1 quý/lần, riêng đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng

62

thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lƣợng và rủi ro tín dụng. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu theo quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro tại Hội sở chính trong từng thời kỳ, bao gồm cả việc thực hiện các biện pháp hữu hiệu để có thể thu nợ khách hàng.

Tuy nhiên, Ngân hàng cũng nhận thức rõ việc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính tình thế bằng cách sử dụng một số tiền của Ngân hàng đƣợc trích từ lợi nhuận hàng năm nhằm tạm thời bù đắp các khoản nợ chƣa thanh toán đƣợc để ổn định tình hình tài chính. Đối với các khoản nợ đã đƣợc xử lý bằng DPRR, Ngân hàng xác định rõ việc sử dụng DPRR để xử lý các khoản nợ xấu là giải pháp để lành mạnh hoá tình hình tài chính, trong khi các khoản nợ không thu hồi vẫn còn tồn tại và đƣợc theo dõi ngoài bảng. Chính vì vậy, Ngân hàng đã quy định rõ các đơn vị không đƣợc thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro không điều chỉnh giảm nợ trong hồ sơ cho vay và tiếp tục theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, vẫn phải có trách nhiệm kiên trì thu hồi nợ để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

63

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 65)