Nhóm giải pháp về phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 93)

- Về phía ngân hàng (NH):

4.3.1. Nhóm giải pháp về phòng ngừa rủi ro tín dụng

Thẩm định tín dụng mục đích là để hiểu biết về khách hàng, khả năng sinh lợi, phát hiện và chú trọng rủi ro để từ đó giảm thiểu rủi ro.

Thẩm định khách hàng bao giờ cũng tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là thẩm định quá kĩ thì chậm, khách hàng bỏ đi, với một bên là thẩm định qua loa sơ sài thì rủi ro cao. Ngân hàng là một trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, những nhà quản lí ngân hàng giỏi phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ chấp nhận đƣợc. Do đó việc thẩm định khách hàng phải luôn tuân thủ quy trình đã đƣợc đề ra. Bám sát theo đúng quy trình định sẵn, việc thẩm định sẽ không phải tốn nhiều thời gian do phải định hƣớng, mà vẫn có thể đảm bảo giảm thiểu đƣợc rủi ro.

Sau khi phân tích, đánh giá, thẩm định khách hàng, hồ sơ đƣợc duyệt, các ngân hàng tiến hành soạn thảo hồ sơ tín dụng mang tính ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lí và giải ngân.

Cùng với việc thẩm định hồ sơ trƣớc khi giải ngân thì việc thẩm định lại rủi ro tín dụng sẽ giúp cho các ngân hàng xác định đƣợc mức độ tổn thất khi vỡ nợ có thể xảy ra để ngăn ngừa hoặc dùng quỹ dự phòng trích lập, xử lí

82

trƣớc. Đối với những khoản vay không có đảm bảo, việc đánh giá mức độ tổn thất khi vỡ nợ phụ thuộc vào giá trị hiệu quả ròng trong bảng cân đối kế toán của khách hàng, tỉ trọng của tín dụng không bảo đảm/tổng giá trị tín dụng. Đối với những khoản vay có bảo đảm, việc xác định mức độ tổn thất khi vớ nợ đƣợc tiến hàng theo hai khâu. Một là xác định giá trị của khách hàng, xem xét tài sản của khách hàng có thể bán đi và có những cách thức tin cậy giúp xác định giá trị tài sản này hay không. Hai là xác định liệu những tài sản nhất định của khách hàng có thể đƣợc thanh lí độc lập với nhau hay không khi vỡ nợ, nếu khách hàng phá sản thì còn lại đƣợc những gì.

Việc thẩm định lại rủi ro tín dụng, xác định mức độ thiệt hại khi vỡ nợ xảy ra, hoặc là hậu quả của việc không trả đƣợc nợ để xác định mức độ tổn thất ƣớc tính là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến mức dự phòng rủi ro mà các ngân hàng đặt ra. Hoạt động của ngân hàng là phân bổ nguồn vốn kinh tế dựa trên mức độ tổn thất ƣớc tính nhƣng cần chú ý tính toán các khoản vay sao cho có thể bù đắp đƣợc những tổn thất dự kiến và các tổn thất ngoài dự kiến, tức là cần phải tính đến cả các yếu tố nhƣ khả năng vỡ nợ, mức độ tổn thất thực tế khi vỡ nợ và tổn thất thông thƣờng khi vỡ nợ. Do vậy công tác này cần đƣợc chú trọng hơn nữa.

Tăng cƣờng vai trò của công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng.

Kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tình hình tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, chính sách,v.v… so với luật và các qui định của cơ quan quản lí Nhà nƣớc. Tại các tổ chức tín dụng, kiểm soát nội bộ là tổng thể hệ thống các văn bản và các quy định về ngân hàng, các cơ chế kiểm soát đƣợc cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo. Cơ chế kiểm soát nội bộ đƣợc thiết lập do nhu cầu kiểm soát các hoạt động quản lí, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh trong qui trình

83

nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng. Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng NHTMCP Đại Dƣơng nên thực hiện một số biện pháp nhƣ sau:

Tăng cƣờng những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho cho phòng kiểm soát. Và tiêu chuẩn đối với ngƣời làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải có là: có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kĩ năng về kiểm toán nội bộ; và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 2 năm.

Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể tăng cƣờng cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lí tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.

Thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm soát. Vì hiện nay, có những cán bộ thực hiện kiểm tra mà chƣa hề đƣợc đào tạo hoặc chƣa có kinh nghiệm làm tín dụng. Trong đó, phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp cán bộ kiểm toán trong quá trình tác nghiệp độc lập, vô tƣ, tránh tình trạng cả nể, chƣa góp ý và xử lí một cách minh bạch.

Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thƣởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích của kiểm tra.

Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần đƣợc thƣờng xuyên tự đánh giá bởi vì việc này sẽ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho

84

công tác quản lí rủi ro ngân hàng.

Thành lập bộ phận phân tích và dự báo

Ngân hàng cần tính đến các thay đổi trong tƣơng lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tƣ tín dụng, và phải đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện phức tạp.

Một yếu tố quan trọng trong quản lí rủi ro tín dụng liên quan đến việc thảo luận vấn đề gì có thể xảy ra với từng khoản tín dụng và trong danh mục đầu tƣ, đồng thời đƣa thông tin này vào phân tích mức độ đầy đủ về các vấn đề liên quan đến vốn dự phòng. Cần xem xét mối liên kết giữa các nhóm rủi ro khách nhau có khả năng phát sinh.

Việc kiểm định trong điều kiện phức tạp cần phát hiện các sự kiện có thể xảy ra hay những thay đổi trong tƣơng lai có thể ảnh hƣởng đến các rủi ro tín dụng của ngân hàng và đánh giá khả năng của ngân hàng trong việc chịu đựng những thay đổi đó. Ba lĩnh vực mà ngân hàng có thể kiểm tra là: suy thoái kinh tế hay ngành; các sự kiện rủi ro thị trƣờng; và các điều kiện về thanh khoản.

Dù sử dụng phƣơng pháp kiểm định nào đi nữa, số liệu đầu ra của kiểm định cần đƣợc xem xét định kì bởi Ban Tổng Giám đốc (Giám đốc) và thực hiện các hành động phù hợp trong trƣờng hợp các kết quả vƣợt quá mức chịu đựng đƣợc. Số liệu đầu ra cũng cần đƣợc hợp nhất vào quá trình áp dụng và cập nhật các chính sách và giới hạn.

Ngân hàng cần phát hiện các tình huốn nhƣ suy thoái kinh tế, trong toàn bộ nền kinh tế hay trong những ngành cụ thể, cao hơn mức dự kiến về chậm trả nợ hay không trả đƣợc nợ, hoặc sự kết hợp giữa rủi ro thị trƣờng và rủi ro tín dụng, có thể dẫn đến những tổn thất lớn hay các vấn đề về thanh khoản. Việc phân tích này cần đƣợc tiến hành tren cơ sở toàn hệ thống. Phân tích kiểm định trong điều kiện căng thẳng cũng cần phải có các kế hoạch dự

85

phòng liên quan đến các hành động mà lãnh đạo có thể thực hiện trong các kịch bản khác nhau. Có thể bao gồm các kĩ thuật nhƣ hạn chế rủi ro đói với hậu quả hay giảm bớt quy mô của rủi ro.

Để thực hiện đƣợc những yêu cầu trên, NHTMCP Đại Dƣơng nên thành lập Bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hƣớng cho hoạt động tín dụng, chiến lƣợc quản lí rủi ro tín dụng, chiến lƣợc khách hàng và chiến lƣợc đầu vốn tín dụng của mình. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nông thôn và thành thị để trên cơ sở đó ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn-hiệu quả-bền vững.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)