Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 80 - 84)

- Các ngân hàng cần phải thu thập thông tin chính xác và nhanh chóng Việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính đầy đủ và hoàn chỉnh, dự

3.3.1. Kết quả đạt được

Về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

Nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra cũng nhƣ đảm bảo phát triển an toàn, bền vững, ngân hàng TMCP Đại Dƣơng liên tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, củng cố bộ máy quản lý rủi ro theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Phòng quản lý rủi ro tín dụng hoạt động độc lập và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Với chức năng xây dựng những chính sách tín dụng; phân tích và theo dõi để đƣa ra những giới hạn tín dụng; xây dựng, điều chỉnh và thử nghiệm các công cụ lƣợng hóa rủi ro,đồng thời đã có bộ phận hỗ trợ làm công tác vụ cụ thể nhằm quản lý tốt nhất rủi ro tín dụng tại ngân hàng, từng cán bộ tín dụng đƣợc yêu cầu thực hiện tốt quy trình cho vay.

Về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp:

Xếp loại theo phƣơng pháp định lƣợng và định tính trong 2 phần: tài chính và phi tài chính.

- Phần tài chính:

Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phƣơng pháp định lƣợng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính đƣợc xem xét bao gồm: Khả năng thanh toán; Chỉ tiêu hoạt động: vòng quay vốn lƣu động, vòng quay hàng tồn kho; Chỉ tiêu cân nợ: Tổng nợ phải trả/tổng tài sản, nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu…; Chỉ tiêu thu nhập: lợi nhuận gộp/doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản…

69

- Phần phi tài chính:

Các yếu tố phi tài chính đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng, bao gồm các nhóm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp; Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ; Quan hệ với ngân hàng; Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành; Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân:

Nội dung chấm điểm xếp loại thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp hạng rủi ro khách hàng và tài sản đảm bảo. Phần xếp loại rủi ro khách hàng xem xét 2 nhóm chỉ tiêu:

+ Nhóm chỉ tiêu về nhân thân + Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ

Phần đánh giá tài sản đảm bảo bao gồm các chỉ tiêu về: + Loại tài sản đảm bảo

+ Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo

+ Giá trị tài sản đảm bảo/tổng nợ vay đề nghị

+ Xu hƣớng giảm giá trị của tài sản đảm bảo trong 12 tháng qua

Về biện pháp quản lý rủi ro tín dụng:

Với tƣ tƣởng và quan điểm hiện đại của ban lãnh đạo Ngân hàng nhƣ: chấp nhận rủi ro có tính toán trƣớc, mức độ rủi ro đi liền với định giá khoản vay…Ngân hàng đã có những chỉ đạo sát sao các nội dung về quản lý rủi ro đồng thời tiến hành đƣợc các biện pháp quản lý rủi ro nhƣ:

+ Về thẩm định tín dụng:

Đã thực hiện phân tích khách hàng khi cho vay, trong đó đặc biệt đã có những đánh giá về tƣ cách, khả năng, tài sản thế chấp; thông tin tín dụng và đặc biệt là tình hình dƣ nợ tại các ngân hàng rất đƣợc quan tâm. Đã đánh giá năng lực của khách hàng về một số mặt nhƣ: đánh giá khả năng quản lý tổng

70

quát, đánh giá khả năng lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Quy trình cho vay qua nhiều khâu thẩm định, một số khoản vay sau khi thẩm định tại chi nhánh qua phòng Tái thẩm định và Hội đồng tín dụng xét duyệt phê duyệt cấp tín dụng.

+ Về xác định nhu cầu vốn lƣu động:

Ngân hàng rất chú ý, đặc biệt là đối tƣợng khách hàng vay theo hạn mức tín dụng. Việc phân tích báo cáo tài chính, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và cơ cấu khoản vay đƣợc bộ phận kinh doanh tiến hành thƣờng xuyên và đảm bảo nội dung phân tích đầy đủ, chính xác nhu cầu vốn của khách hàng. Đồng thời xác định khả năng hiện tại và tƣơng lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng (khả năng đảm bảo thu hồi vốn + lãi của ngân hàng trong tƣơng lai).

+ Cơ cấu khoản vay:

NHTMCP Đại Dƣơng có rất nhiều sản phẩm vay dành cho khách hàng tùy theo nhu cầu sử dụng vốn. Trên cơ sở đánh giá khách hàng, đánh giá phƣơng án sản xuất kinh doanh và các vấn đề liên quan, ngân hàng luôn có cơ cấu khoản vay phù hợp đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn. Khi xác định cho vay cán bộ tín dụng phải tính toán cân đối hợp lý về khả năng trả nợ, nguồn trả nợ (các khoản phải thu trong tƣơng lai) và thời gian sử dụng vốn của khách hàng từ đó mới đƣa ra quyết định nên cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn hoặc không cho vay.

Mục tiêu:

 Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

71

 Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập đƣợc từ phía khách hàng , từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

+ Hợp đồng tín dụng:

Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng xác định đƣợc đó là công cụ bảo vệ ngân hàng, là chứng cứ trƣớc pháp luật của ngân hàng. Hiện nay, ở ngân hàng TMCP Đại Dƣơng đã có phòng pháp chế soạn ra hợp đồng tín dụng khuôn mẫu đảm bảo an toàn cho các khoản vay. Đối với những trƣờng hợp đặc biệt, một số hợp đồng lớn, có các yếu tố đáng quan tâm nhƣ: Vay hoạt động dự án mới, mua bán các tài sản lớn... hiện nay đã thuê tƣ vấn luật để tìm hiểu kỹ cùng nhau ngân hàng đƣa ra các điều khoản mới trong hợp đồng phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng nhƣ giảm thiểu các rủi ro tín dụng cho ngân hàng trong khi có tranh chấp xảy ra.

+ Về giám sát rủi ro tín dụng:

Cán bộ tín dụng thực hiện hầu hết các nội dung giám sát nhƣ: giám sát từng khoản vay, từng tài khoản, kiểm tra hạn mức tín dụng, thƣờng xuyên gặp gỡ khách hàng và tham quan thực địa. Đồng thời quản lý cấp trên cũng thƣờng xuyên triển khai công tác kiểm soát nội bộ, nhƣ: định kỳ kiểm tra việc thực hiện các quy chế nội bộ, luật...Ban lãnh đạo ngân hàng thông qua các báo cáo quản lý kiểm tra tình hình tín dụng. Phân loại nợ, trích lập dự phòng định kỳ theo quyết định số 493/2005/QD-NHNN

+ Xử lý nợ có vấn đề:

Quá trình xử lý nợ có vấn đề cơ bản đƣợc thực hiện theo trình tự lý thuyết, đó là nghiên cứu đánh giá khách hàng, lên phƣơng án gặp gỡ, tháo gỡ những khó khăn, trao đổi với khách hàng, sau đó thực hiện phƣơng án. Khi đã thực hiện phƣơng án khắc phục mà việc thu nợ vẫn chƣa hoàn tất, nếu đủ điều kiện sử dụng quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QD-NHNN thì

72

ngân hàng xử lý và đƣa ra theo dõi ngoại bảng. Ngoài ra ngân hàng cũng đã sử dụng đến công cụ mua bán nợ để xử lý các khoản nợ khó đòi.

+ Báo cáo tín dụng:

Báo cáo tín dụng là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý tín dụng. Hệ thống quản lý FCC của Ngân hàng đã đáp ứng đƣợc công tác chạy đƣợc nhiều loại báo cáo trên toàn hệ thông. Ngân hàng thƣờng xuyên báo cáo rủi ro tín dụng, thực hiện các báo cáo về rủi ro tín dụng cho ngân hàng nhà nƣớc theo 10 khách hàng lớn nhất, báo cáo tình hình tài sản thế chấp, báo cáo cho vay theo ngành, báo cáo theo kỳ hạn….

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)