Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 34 - 37)

Sau khi Ngân hàng Nhà Nƣớc ra quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, rủi ro càng trở thành vấn đề quan tâm của các ngân hàng và những ngƣời quan tâm.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các bài viết, phân tích khá chi tiết về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng mà đã đăng trên các tạp chí. Điển hình là một số những bài viết nhƣ:

Bài viết “Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, trên tapchitaichinh.vn ngày 17/07/2014 củaTh.s Đào

Thị Thanh Tú cho rằng: “Mục tiêu triển khai mô hình Quản trị rủi ro (QTRR) hoạt động ở mỗi ngân hàng có thể khác nhau, từ việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của pháp luật, phù hợp với các thông lệ quốc tế đến tạo ra hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động QTRR hoạt động thành công là cam kết của ban lãnh đạo và sự thống nhất về mô hình QTRR hoạt động. Ngân hàng nên thực hiện việc minh bạch khung QTRR hoạt động để các bên liên quan có thể hiểu đƣợc các phƣơng pháp QTRR hoạt động của ngân hàng.”

“Quản lý rủi ro tín dụng thông qua các hợp đồng phái sinh tín dụng cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, tháng 09/2014 của ThS. Huỳnh Thị Hƣơng Thảo. Bài viết nêu lên thực trạng thị trƣờng công cụ phái sinh để quản lý rủi ro tín dụng ở Việt Nam, nguyên nhân chƣa áp dụng phổ biến nghiệp vụ phái sinh tín dụng, đồng thời đƣa ra một số giải pháp để phát triển nghiệp vụ phái sinh tín dụng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

23

Từ trƣớc tới nay cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng, đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM nhà nƣớc, trong đó có những phân tích riêng lẻ vể rủi ro tín dụng và giải pháp cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM tại VN. Nguyễn Thành Vinh(2012), Nguyễn Thị Hải Ninh(2012), sử dụng phƣơng pháp tại bàn, phân tích số liệu thứ cấp, từ các nguồn thông tin, phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống nhƣ thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.

Nguyễn thị Minh Huệ(2012), luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại, nêu ra các phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng. Luận văn trình bày cụ thể về quy trình quản lý rủi ro tín dụng, quy trình thẩm định rủi ro tín dụng và chính sách tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thƣơng – Chi nhánh Hà Nội, đồng thời đƣa ra các giái pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Nguyễn Thị Hải Ninh(2012) lấy ngân hàng Agribank Uông Bí làm trƣờng hợp điển hình trong mối quan hệ so sánh toàn hệ thống và ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Bùi Ngọc Quỳnh(2013) đã hệ thống hóa những nội dung chủ yếu của hiệp ƣớc Basel nói chung và quản trị ro tín dụng theo Basel II nói riêng

Bùi Thị Thúy Hằng(2013) có thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tại Ngân hàng Quốc Tế VN(VIB). Điểm nổi bật trong luận văn này là tác giả đã áp dụng kinh nghiệm quản trị rủi ro từ CBA- Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc để làm rõ vấn đề.

Nguyễn Thị Thu Phƣơng(2012) sử dụng mô hình điểm số Z để đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng TPCP Đông Nam Á

Nguyễn Đức Tú(2012), đã có những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận. Luận án đã phát triển hệ thống lý luận về quản lý rủi ro tín dụng áp dụng cho ngân hàng với các nội dung là: Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng

24

theo hƣớng tiếp cận những phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng hiện đại; Áp dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng; Nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng nên xây dựng các chính sách tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tƣ vấn đến ra quyết định và quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng.

Nguyễn Thái(2007), trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và những yêu cầu đối với ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.Đồng thời đƣa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại ngân hàng Ngoại thƣơng VN, bảo đảm an toàn và phát triển bền vững của hoạt động tín dụng.

Phùng Thị Nhung(2011) sử dụng mô hình tính điểm số của khách hàng(xếp hạng tín dụng), mà mô hình tính điểm số Z đối với quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hàng hải Việt Nam, từ đó làm rõ những vấn đề về rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng, đƣa ra đề suất nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với từng đối tƣợng khách hàng.

Từ kết quả nghiên cứu của những luận văn trên, tác giả luận văn có thể kế thừa một số nội dung cho đề tài đang thực hiện nhƣ : Một số lý thuyết về RRTD, QLRRTD, một số mô hình đánh giá rủi ro tín dụng, một số những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTPCP Đại Dƣơng.

Qua nghiên cứu, rà soát các tài liệu có liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng cho thấy, các luận văn trƣớc mới chỉ dừng lại ở việc phân tích số liệu qua các năm của các ngân hàng từ đó đƣa ra những nhận xét và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng mà chƣa có đề tài nào sử dụng những phƣơng pháp nhƣ thống kê, khảo sát những số liệu thực tế và trực tiếp từ mẫu khảo sát để đánh giá rủi ro. Phƣơng pháp này sẽ đƣợc tác giả luận văn thực hiện trong đề tài.

25

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)