Kết quả hoạt động của Ngânhàng TMCP Đại Dương

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 54 - 56)

- Các ngân hàng cần phải thu thập thông tin chính xác và nhanh chóng Việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính đầy đủ và hoàn chỉnh, dự

3.1.3.Kết quả hoạt động của Ngânhàng TMCP Đại Dương

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 30/06/2014 Tổng tài sản 367.731 460.420 503.530 522.601 Nguồn vốn huy động 257.135 289.105 307.699 307.699 Dƣ nợ cho vay 234.205 293.434 333.356 334.607 Vốn chủ sở hữu 18.201 28.491 33.624 47.991 Trong đó Vốn điều lệ 15.172 20.230 26.219

Lợi nhuận trƣớc thuế 4.638 8.392 8.168 4.228

Lợi nhuận sau thuế 3.445 6.259 6.169 3.171

ROA 1,13% 1,51%

ROE 22,39% 26,81%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Oceanbank)

Tổng tài sản tại 31/12/2013 là 503.530 tỷ đồng, tăng 10% so với 31/12/2012, tƣơng ứng tăng 43.110 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của KH và tăng các chứng khoán đầu tƣ. Tổng tài sản tại 31/12/2012 là 460.420 tỷ đồng, tăng 25,21% so với 31/12/2011, tƣơng ứng tăng 92.689 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của KH, các khoản tiền gửi và cho vay tại các NH khác, và tăng tiền gửi tại NHNN.Tổng tài sản tại 31/12/2011 là 367.731 tỷ đồng, tăng

43

50,84% so với 31/12/2010, tƣơng ứng tăng 123.946 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của KH, khoản tiền gửi và cho vay tại các NH khác, và tăng các chứng khoán đầu tƣ.

Tƣơng ứng với tốc độ gia tăng của tổng tài sản, nguồn vốn cũng có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Sự gia tăng nguồn vốn tại 31/12/2013 so với 31/12/2012 chủ yếu là do sự gia tăng tiền gửi từ khách hàng, các khoản tiền gửi và vay của TCTD khác. Sự gia tăng nguồn vốn tại 31/12/2012 so với 31/12/2011 chủ yếu là việc tăng các khoản tiền gửi của KH và các khoản phải trả khác từ KH, các khoản tiền gửi và vay từ các NH khác, các khoản nợ phát hành, vốn vay khác, vốn và quỹ dự trữ. Trong khi đó, sự gia tăng tại 31/12/2011 so với 31/12/2010 chủ yếu là do việc tăng các khoản tiền gửi và các khoản phải trả của KH, vốn và quỹ dự phòng, các khoản vay từ Bộ tài chính và NHNN Việt Nam và các khoản tiền gửi và tiền vay từ các NH khác.

Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2013 là 33.624 tỷ đồng, tăng 5.134 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2012, tỷ lệ tăng tƣơng ứng 18,02%, chủ yếu là do thu nhập giữ lại. Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2012 tăng 56,54% so với 31/12/2011, tƣơng ứng tăng 10.290 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vốn 1.689 tỷ đồng từ việc bán 10% cổ phần cho IFC và Quỹ IFC, tăng vốn 3.373 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phần cho các cổ đông hiện hữu vào tháng 12/2012 và các khoản thu nhập chƣa phân bổ. Trong đó vốn chủ sở hữu tại 31/12/2011 tăng 44,77% so với 31/12/2010, tƣơng ứng tăng 5.629 tỷ đồng chủ yếu do thu nhập giữ lại.

Lợi nhuận sau thuế tăng trƣởng mạnh qua các năm, năm 2012 tăng 81,68% tƣơng ứng tăng 2.814 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu từ do tăng lãi thuần và thu nhập tƣơng tự. Lãi biên của NH năm 2012 là 5,1% tăng so với năm 2011 là 4,1% do sự gia tăng lãi suất cho vay và khả năng NH huy động vốn từ tiền gửi có chi phí thấp. Trong năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng

44

33,37% so với năm 2010 tƣơng ứng tăng 862 tỷ đồng, nguyên nhân tƣơng tự nhƣ năm 2012. Lợi nhuận năm 2013 có sự giảm nhẹ so với năm 2012 (-90 tỷ đồng, 1,44%), do chi phí hoạt động năm 2013 có sự tăng nhẹ. .Tuy nhiên, Tính đến hết quý II/2014, lợi nhuận sau thuế lũy kế của OceanBank đạt 3.171 tỷ đồng; thu nhập lãi thuần đạt 9.330 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý II, lợi nhuận tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm trƣớc nhờ chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro giảm mạnh.

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƢƠNG TMCP ĐẠI DƢƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 54 - 56)