Kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 37)

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới

- Ở Nhật Bản:

Là một nƣớc có nền công nghiệp phát triển, công nghệ quản lý rủi ro tín nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng của họ đã đƣợc quan tâm phát triển khoảng 15 năm về trƣớc. Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng đƣợc kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trƣờng là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng. Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trƣớc đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng. Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể đƣợc giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tƣơng lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vƣợt quá khả năng của các ngân hàng thƣơng mại, Nhà nƣớc sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải đƣợc thay thế.

Ngân hàng phát triển ở Nhật Bản đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại để quản lý rủi ro tín dụng nhƣ đã xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng rất chi tiết cụ thể; Xây dựng một quy trình và các nội dung chi tiết cần xem xét khi cho vay nhƣ: Những điều đặc biệt cần chú ý đối với cán bộ tín dụng, đó là làm thế nào để thu thập đƣợc các số liệu cần thiết cho phân tích tín dụng,

26

phân tích tín dụng nhƣ thế nào; Phân tích doanh nghiệp về các mặt nhƣ: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu cổ phần, phân tích tình hình kinh doanh, tình hình tài chính qua các hệ số tài chính…, Họ cũng cho rằng phân tích ngành kinh doanh là rất cần thiết trong phân tích tín dụng.

- Ở Mỹ:

Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đƣợc các Ngân Hàng Mỹ sử dụng nhƣ: Coi sự trao đổi thƣờng xuyên của khách hàng với ngân hàng về tình hình kinh doanh, các cơ hội cũng nhƣ khó khăn sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Số lần các cuộc gặp nhƣ vậy còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhƣng nên diễn ra đều đặn để ngân hàng hiểu rõ ông chủ và công ty của ông ta hơn. Các ngân hàng ở Mỹ cũng đánh giá cao vai trò kế hoạch kinh doanh của khách hàng, họ cho rằng “ Ai chuẩn bị không tốt, thì hãy đón nhận thất bại”. Họ cho rằng kế hoạch kinh doanh hay một chiến lƣợc là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng hiểu thấu đáo hơn và có cái nhìn toàn diện về công việc mà doanh nghiệp đang tiến hành.

Để đƣa ra các kế hoạch cho vay kịp thời và hiệu quả, các ngân hàng cần có thông tin tài chính chính xác. Nguồn trả nợ quan trọng nhất của bất cứ khoản vay nào cũng là dòng tiền của doanh nghiệp. Việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các báo cáo tài chính, dự đoán trƣớc các luồng tiền và các khoản thuế rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của ngƣời vay. Các báo cáo tài chính chƣa hoàn thiện hoặc không kịp thời sẽ làm cho ngân hàng nghi ngờ.

Các ngân hàng Mỹ cũng rất coi trọng tài sản thế chấp. Giá trị của các khoản vay sẽ tƣơng ứng với giá trị đã khấu hao của các khoản vay. Để thƣờng xuyên nắm vững và cập nhập về giá trị của tài sản đảm bảo, ngân hàng cần yêu cầu cung cấp danh sách hàng tồn kho hàng tháng hoặc hàng quý và / hoặc thời gian của các khoản phải thu.

27

Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản Nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại tại nƣớc này thƣờng xuất phát từ:

Dƣ nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trƣờng truyền thống và dựa vào thế chấp, ngƣời bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu – mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.

Coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, nhƣ: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thƣợng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả đƣợc nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thỏa đáng các khoản cho vay xây dựng, nhƣ đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,…Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết đƣợc các dấu hiệu cảnh báo nhƣ chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ở Trung Quốc.

28

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ kinh nghiệm của các NHTM các nƣớc trên thế giới về quản lý rủi ro trong kinh doanh tín dụng, NHTM Việt Nam muốn tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng nên xem xét ứng dụng một số nội dung sau:

- Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tƣ …

- Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, đƣợc quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

- Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau nhƣ quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng nhƣ giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lƣu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).

- Hoàn thiện quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.

- Áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có dấu hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn.

- Cơ cấu lại đi đôi với tăng cƣờng sự liên kết trong hệ thống để nâng cao khả năng tự đề kháng của các NHTM.

29

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)