Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế nông nghiệp của tỉnh hà tây trong giai đoạn 1991 2001 (Trang 57)

6. Kết cấu của đề tài

2.4.3. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn

Những sản phẩm nông nghiệp sản suất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong địa bàn Tỉnh, ngoài ra còn tiêu thụ ở địa bàn Hà Nội, và một số tỉnh phía Nam, thị trƣờng nƣớc ngoài còn nhiều hạn chế, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Sức mua bán, trao đổi hạn chế của thị trƣờng nông thôn còn là yếu tố kìm hãm sự phát triển của thị trƣờng, phát triển nông sản của tỉnh Hà Tây. Thị trƣờng tiêu thụ còn hạn hẹp do hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp còn yếu kém, vốn ít, mới chỉ thực hiện ở một số khâu dịch vụ, bảo vệ sản xuất, điện, thủy lợi, mƣơng máng… chƣa tổ chức đƣợc dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời nông

51

dân, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nƣớc chƣa quan tâm đến công tác này, nên việc tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây có vai trò quan trọng trong việc trao đổi buôn bán trong tỉnh .

Những năm gần đây do sản xuất phát triển, khối lƣợng nông sản hàng hóa ngày càng tăng, ngoài việc cung cấp cho nhu cầu trong Tỉnh và còn tiêu thụ tại thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu tiểu ngạch. Vì vậy các thành phần kinh tế đều đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thƣơng mại, đồng thời tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ nông sản. Bƣớc đầu tỉnh đã có một số chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ tƣ thƣơng làm dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân trong Tỉnh, đây là cầu nối quan trọng giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trƣờng ra bên ngoài. Hoạt động trao đổi hàng hóa khá sôi động, đã mở rộng ra nhiều tỉnh trong cả nƣớc và nƣớc ngoài.

2.5. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TÂY TRONG GIAI ĐOẠN 1991 -2001

2.5.1. Đặc điểm kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 1991 - 2001

2.5.1.1. Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn sâu sắc

Hoạt động kinh tế nông nghiệp đã có tác động rất lớn và làm biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn sâu sắc. Hoạt động kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn này đã có bƣớc phát triển mới, đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn đó là việc sản xuất nông nghiệp phát triển đúng hƣớng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch hợp lý theo hƣớng sản xuất hàng hóa, cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có sự chuyển đổi. Trƣớc năm 1991 nông nghiệp tỉnh chủ yếu phát triển độc canh cây trồng (chủ yếu là cây lƣơng thực đặc biệt là cây lúa nƣớc) và vật nuôi. Nhƣ từ năm 1991 đến năm 2001 thì nông nghiệp tỉnh có sự chuyển hƣớng đó là chuyển từ độc canh sang đa canh, cơ cấu mùa vụ thay đổi, hƣớng tăng vụ đông, giảm tỷ trọng trồng trọt tăng tỷ trọng chăn nuôi, sản xuất theo hƣớng hành hóa mới.

52

Trong nông nghiệp có sự đan xen với các ngành khác nhƣ công nghiệp chế biến, dịch vụ….Sản xuất nông nghiệp phát triển đã làm cho đời sống của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh không ngừng đƣợc nâng lên.

Trƣớc hết ta hiểu cơ cấu kinh tế nông thôn là tỷ lệ giữa các ngành và các lĩnh vực kinh tế quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lẫn nhau trong những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thể hiện cả định tính và định lƣợng. Nông nghiệp tỉnh phát triển qua những năm gần đây nó đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế năng suất, sản lƣợng phát triển nông nghiệp tăng nhanh từ năm 1991 -2001 (xem thêm ở bảng 1, 2, 3). Hiện tại nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo về phát triển kinh tế của tỉnh nhƣng dần dần nông nghiệp phát triển cùng với ngành kinh tế khác, sự kết hợp đó đã tạo ra đƣợc nguồn lƣơng thực khá lớn, cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành khác, trong nông nghiệp còn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nông nghiệp phục vụ cho các ngành kinh tế khác nhƣ công nghiệp chế biến, dịch vụ…Nông nghiệp còn là nhân tố tác động mạnh mẽ tới sự tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội. Đó là việc áp dụng các máy móc hiện đại trong nông nghiệp việc lao động nông thôn dƣ thừa, nên lực lƣợng lao động chuyển sang lao động công nghiệp và dịch vụ dần dần lao động nông thôn trở thành công nhân hóa nông dân.Trình độ của nông dân nâng cao hơn nhiêu, cá hình thức tổ chức sản xuất ngày càng đa dạng.. “ Xu hƣớng giảm dần số lƣợng, tỷ lệ lao động nông nghiệp và nông dân giảm đồng thời là hệ quả tất yếu của sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh theo hƣơng tỷ trọng công nghiệp tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm đi”[33]. Cơ cấu xã hội nông nhiệp truyền thống đã có sự chuyển dịch từ cơ cấu xã hội nông nghiệp hiện đại, đa dạng hơn trƣớc kia ngƣời dân tiến hành phát triển nông nghiệp dựa vào hợp tác xã nhƣng sau đổi mới ngƣời dân làm chủ cơ sở kinh tế, làm chủ sản xuất nông nghiệp…Nhƣ vậy hoạt động nông nghiệp có tác động rất lớn tới sự biến đổi cơ cấu kinh tế-xã hội ở nông thôn.”[21,tr.98].

53

Cụ thể Chi ngân sách địa phƣơng tháng 7 năm 2001 “Tổng chi ngân sách địa phƣơng thực hiện 855 tỷ 635 triệu 724 ngàn đồng . Trong đó: Chi sự nghiệp kinh tế: chi sự nghiệp nông lâm nghiệp 6 tỷ 536 triệu 638 ngàn đồng bằng 136,2% dự toán năm. Trong đó chi cho phòng bệnh gia súc 800 triệu đồng. Chi sự nghiệp thủy lợi 5 tỷ 875 triệu 586 ngàn đồng bằng 117,5% dự toán năm. Trong đó có chi diễn tập phòng, chống lụt bão 155 triệu, giải phóng mặt bằng đê Sen Chiểu – Phúc Thọ 130 triệu, làm Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh 220 triệu.”[22,tr.40]. Bên cạnh đó còn thấy đƣợc sự phát triển kinh tế nông nghiệp của các tỉnh bạn nhƣ: Hải Dƣơng năm 2001 là năm trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đầu tƣ cho nông nghiệp thuần túy từ thuế nông ngiệp để lại đã giành một phần đáng kể cho phát triển nông nghiệp, nông thôn . Theo số liệu thống kê từ Sở Kế hoạch và đầu tƣ Hải Dƣơng, nguồn vốn này đã đƣợc trích để hỗ trợ chƣơng trình phát tiển nông nghiệp là “ 6 năm khoảng 5,5 tỷ đồng, hỗ trợ vùng kinh tế mới năm 1997 là 800 triệu đồng, năm 1998: 1 tỷ đồng đến năm 2001 lên tới 1,6 tỷ đồng, chi phí chuẩn bị đầu tƣ hàng năm từ nguồn vốn này khoảng 400 triệu đồng”.[31]

Tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2001 trở đi tỉnh đã đầu tƣ cho hoạt động nông nghiệp khá là mạnh nhƣ “ Đầu từ cho nông nghiệp : 69,452 tỷ đồng, trong đó ngân sách của tỉnh 63,768 tỷ đồng, từ ngân sách Trung ƣơng 5,648 tỷ đồng. Đầu tƣ cho thủy lợi: 867,352 tỷ đồng, trong đố ngân sách tỉnh 573,151 tỷ đồng, từ ngân sách trung ƣơng 294,201 tỷ đồng. Đầu tƣ cho phát triển nông thôn: 74,292 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh 17,934 tỷ đồng, từ ngân sách trung ƣơng 56,358 tỷ đồng”[30,tr.67]]

2.5.1.2. Kinh tế hộ gia đình là yếu tố phát triển nông nghiệp

Trong hoạt động kinh tế nông nghiệptỉnh Hà Tây, thì kinh tế hộ gia đình có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, tác động ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh Hà Tây. Kinh tế hộ gia đình sản xuất ra các sản phẩm

54

phục vụ nhu cầu của gia đình và xã hội; sử dụng nguồn nhân lực đất đai, lao động và vốn, tƣ liệu sản xuất, phát huy mọi khả năng để sản xuất ra các của cải vật chất, giá trị tinh thần, làm giàu cho gia đình và toàn xã hội, đẩy mạnh quá trình tích lũy. Phát triển kinh tế hộ gia đình là tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát riể kinh tế, kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở ở nông thôn. Trong đó thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn, đồng thời là nhân tố phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Tây.

Ngay sau khi chuyển đổi nền kinh tế thi trƣờng, hộ nông dân trở thành đơn vị sản xuất năng động, do chính mình làm chủ trong sản xuất. Có quyền quyết định từ đầu tƣ, phân loại, tiêu thụ sản phẩm…. Đã làm cho tỷ lệ khá, giàu trên địa bàn tỉnh tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ hộ làng nghề cũng tăng lên không ngừng, thu nhập của ngƣời làng nghề cao hơn tu nhập lao động nông nghiệp từ 4-5 lần

Trong sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa: Các hộ gia đình còn bộc lộ một số hạn chế, đó là không thể tự vƣơn lên để độc lập hoàn toàn mà cần đến vai trò của hợp tác hợp xã nông nghiệp ở các khâu thủy lợi nội đồng, bảo vệ thực vật…

Bảng 6 : Giá trị sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế của tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 1991 – 2001 (giá cố định năm 1994 )

Đơn vị : Giá trị : ( triệu đồng), cơ cấu (%)

Hạng mục Khu vực kinh tế trong nƣớc Cá thể

Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

Năm 1998 3009118 100,0 910483 30,2

Năm 1999 2952340 100,0 1001053 33,9

55

Năm 2001 3470323 100,0 3342612 96,3

Nguồn: [7,tr.27], [9,tr.45] Nhƣ vậy có thể thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế cá thể, nâng càng nâng cao theo thành phần kinh tế cá thể trong Tỉnh ngày càng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp khu vực kinh tế trong nƣớc, từ 910483 triệu đồng (1999) lên 3342612 triệu đồng (2001). Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thành phần kinh tế trong nƣớc, tăng từ 30,2% (1999) lên 96,3% (2001).Phát triển kinh tế hộ gia đìnhlà bƣớc đi đúng đắn trong nông nghiệp tỉnh Hà Tây, tạo cơ sở để phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh.

2.5.2. Vai trò

2.5.2.1. Đảm bảo yêu cầu lƣơng thực, thực phẩm, nâng cao đời sống nhân dân.

Mặc dù trong những năm qua còn có nhiều khó khăn về thời tiết (lũ lụt, ngập úng, mƣa đá, hạn hán….) nhờ dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Tỉnh ủy, UBND, các Ban ngành có liên quan, cùng với đó là sự nỗi lớn rất lớn của nhân dân trong địa bàn tỉnh, tỉnh Hà Tây đã có nhiều biện pháp để khắc phục, giảm nhẹ thiên tai và đẩy mạnh công tác thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phân vùng sản xuất,…. Vì vậy mà đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng đƣợc nhu cầu thực phẩm trong địa bàn Tỉnh, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện đóng góp vào nguồn dự trữ quốc gia đảm bảo an ninh lƣơng thực. Ví dụ năm 1991 sản lƣợng lúa đạt 429353 tấn, ngô đạt 32742 tấn, rau các loại đạt 175661 tấn đến năm 2001 sản lƣợng đều tăng tƣơng ứng là 904020 tấn, 57913 tấn, 217961 tấn (xem trên bảng 1,2,4…).

2.5.2.2. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh

Hoạt động kinh tế nông nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2001 “Tổng sản phẩm GDP (CĐ 1994) tăng 8% so với năm 2000, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,5% so vói năm 2000” [21,tr.272], có vai trò

56

thúc đẩy kinh tế phát triển, nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu thụ hàng hóa do công nghiệp sản xuất ra. Trong nông nghệp sử dụng sản phẩm của công nghiệp giúp tăng năng suất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thu nhập của ngƣời dân tăng cao…Sản phẩm lúa gạo phục vụ cho công nghiệp xay xát, hình thành những sản phẩm bún, bánh phở, và các loại bánh có giá trị, đƣợc chế biến trong đồ uống nhƣ rƣợi, nƣớc hoa quả,…Một số cây hoa màu phục vụ cho công nghiệp chế biến phát triển mía, sắn,, khoai đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy đƣờng, nhà máy sản xuất bánh kẹo. Phát triển đỗ tƣơng, một sản phẩm xuất khẩu còn lại làm nguyên liệu chế biến bánh kẹo, thực phẩm, thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi lợn nạc và bò sữa là sản phẩm rất quan trọng. Cây ngô là loại cây lƣơng thực ngắn ngày dùng để chế biến lƣơng thực cho con ngƣời và là thức ăn dừng trong chăn nuôi, bởi ngô là loại thức ăn giàu chất dinh dƣỡng, có lƣợng tinh bột cao. Cho nên ngô trở thành một mặt hàng cung cấp cho nông nghiệp chế biến. Trong đó công nghiệp chế biến thịt quy hoạch các cơ sở giết mổ ở khu ven đô vực thị, trang thiết bị hiện đại phục vụ chế biến sản phẩm từ thịt nhƣ giò chả, thịt quay, xúc xích,nem, chả, …, đóng gói bao bì và phƣơng tiện vận chuyển phục vụ các thành phố và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các vùng trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới.Các sản phẩm trong chăn nuôi một phần cung cấp vào công nghiệp chế biến đồ hộp, sấy khô, đông lạnh…Nông nghiệp đã làm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển hơn tạo ra nguồn lao động trong nông nghiệp dồi dào, nhƣ cơ cấu xã hội cũng còn tồn tai một số chiều hƣớng tiêu cực đó là sự khoảng cách giàu nghèo trong nông thôn ngày một gia tăng, nhƣng cũng đã thúc đẩy việc phát triển đó là ngƣời dân đã làm chủ chính tài sản của mình.

2.5.2.3. Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế

Trong hoạt động của nông nghiệp trong những năm vùa qua, thị trƣờng sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi đã phát triển đáng kể đặc biệt là thị trƣờng

57

trong nƣớc. Vì vậy mà đã tạo ra cơ hội cho tỉnh Hà Tây phát triển và mở rộng hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang các vùng lân cận, tỉnh bạn và thành phố khác và một phần dành cho trao đổi buôn bán với thƣơng mại quốc tế nhƣ sản phẩm chè, gạo…., trong đó sản phẩm chăn nuôi (các loại thịt trâu bò, lợn, gia cầm..)

Tiểu kết chƣơng 2

Hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Tây trong những năm gần đây đạt đƣợc nhiều kết quả to lớn và đang dần từng bƣớc chuyển sang sản xuất hàng hóa đó là tỷ trọng chăn nuôi đã tăng so với bình quân chung của cả nƣớc. Nhiều giống vật nuôi cây trồng mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt đƣa vào sản xuất. Bƣớc đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, với nhiều mô hình sản suất có hiệu quả cao, năng suất và sản lƣợng các loại giống cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng trồng trọt và chăn nuôi, bƣớc đầu đã hình thành các thâm canh lúa hàng hóa, vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp…Ngành chăn nuôi đã khai thác đƣợc lợi thế của tỉnh Hà Tây, phát triển chăn nuôi lợn, gà, bò sữa theo hƣớng sản xuất hàng hóa, do đó mà tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi gia súc gia cầm tăng mạnh. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Tây diễn ra trên diện rộng và trên nhiều lĩnh vực nhƣ chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi, …chính điều này đã làm cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao trong những năm qua. Vậy có thể thấy rằng thế mạnh của hoạt động nông nghiệp Hà Tây đó là sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, và phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai, địa hình của tỉnh .

Bên cạnh đó, nông nghiệp của tỉnh Hà Tây chƣa có sự phát triển theo chiều sâu, chƣa có sản phẩm chủ lực, khối lƣợng sản phẩm còn ít, sản phẩm

58

chƣa có thƣơng hiệu riêng, chất lƣợng và sức canh tranh không cao. Ruộng đất manh mún; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, ….những hạn chế này cần phải khắc phục trong hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp những năm tới để đƣa nền kinh tế nông nghiệp phát triển và phát huy những thế mạnh của mình vốn có.

Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế của Tỉnh. Ngành đã đƣợc tỉnh quan tâm lãnh đạo hỗ trợ, đầu tƣ, cung ứng các yếu tố quan trọng để phát triển nhƣ vậy mà nông nghiệp đã có những bƣớc phát triển đáng

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế nông nghiệp của tỉnh hà tây trong giai đoạn 1991 2001 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)