6. Kết cấu của đề tài
2.1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh HàTây về nông nghiệp
Ngày 12/8/1991 tại kì họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII quyết định chia tách tỉnh Hà Sơn Bình chia thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình định lại ranh giới của Hà Tây chuyển lại cho Hà Tây các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phƣợng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây.
Từ sau những năm tách tỉnh thì Đảng bộ nhân dân tỉnh Hà Tây đã chính thức đi vào hoạt động với chức năng địa giới hành chính riêng của mình. Những thành tựu của đất nƣớc và của tỉnh sau 5 năm đổi mới là cơ sở động lực cho nhân dân cả nƣớc nói chung và nhân dân tỉnh Hà Tây nói riêng thêm vững tin vũng bƣớc trên con đƣờng mới. Bên cạnh những thuận lợi, sau khi tái lập tỉnh, tỉnh Hà Tây cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Sau 5 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Hà Tây vẫn là tỉnh chƣa phát triển, với năng xuất phát điểm của nền kinh tế thấp. Song dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây, nhân dân trong tỉnh đã có nhiều những cố gắng, đã đƣợc nhiều thành tích, và kết quả tƣơng đối toàn diện, nỗ lực và phấn đấu đạt và vƣợt mức hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Năm 1991, nhân thấy rõ thực trạng khi tỉnh đƣợc tái lập, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây đƣợc tiến hành từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 3 năm 1992 là đại hội lần thứ XI do sự kế thừa 6 kì Đại hội trƣớc khi hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình hợp nhất, sau đó là 4 kỳ Đại hội ở thời kì là tỉnh Hà Sơn Bình.
25
Đại hội đã đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ về ổn định và phát triển kinh tế nhƣ sau “Phát triển nông nghiệp toàn diện, tăng thêm lƣơng thực, đồng thời tăng nhanh các loại nông sản hàng hóa. Từng bƣớc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và đời sống. Phát triển sự nghiệp khoa học đổi mới quy trình công nghệ sản xuất…” [3,tr.242-243]
Để phát triển sản xuất toàn diện, đại hội đề ra một số biện pháp nhƣ: Đầu tƣ thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật sinh học, đƣa nhanh giống mới vào sản xuất để tăng sản lƣợng lƣơng thực bình quân hàng năm khoảng 5%. Năm 1992 phấn đấu đạt 70 vạn tấn, năm 1995 đạt 80 vạn tấn nhằm bảo đảm nhu cầu lƣơng thực của nhân dân, căn bản khắc phục tình trạng đói giáp hạt.
Sử dụng có hiệu quả hơn các loại đất trồng trọt nhằm tăng nhanh giá trị nông sản hàng hóa trên đơn vị diện tích. Toàn tỉnh mở rộng diện tích vụ đông trên đất canh tác để trồng các loại rau màu thực phẩm. Ƣu tiên dành diện tích đất ven sông, đất đồi gò để phát triển mạnh cây dâu tằm, chè…Phát triển chăn nuôi, bò lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản….Chú trọng giống mới và từng bƣớc chăn nuôi theo phƣơng pháp công nghiệp. Đến năm 1995, toàn tỉnh căn bản hoàn thành việc phủ xanh đất trống, chủ yếu trồng các loại cây keo lấy gỗ, vừa cải tạo đất.
Căn cứ vào những phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp đã đƣợc Đại hội đề ra, Tỉnh ủy chỉ đạo chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu sang cơ cấu, nông nghiệp và dịch vụ, phát huy tiềm lực của các ngành kinh tế và khai thác tốt thế mạnh của Tỉnh. Tỉnh ủy Hà Tây đã tập trung lãnh đạo giải quyết tốt vấn đề lƣơng thực, ổn định đời sống nhân dân.
Sau 10 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đất nƣớc đã thoát khỏi khủng hoảng, bƣớc vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo định hƣớng XHCN.
26
Đại hội đại biểu lần thứ XII đã đề ra mục tiêu phấn đấu từ năm 1996 - 2000 là .“Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm khoảng 10 - 11%. Bình quân đầu ngƣời năm 2000 đạt ít nhất 400 USD. Năm 2000 có cơ cấu kinh tế: Công nghiệp 30%; nông nghiệp 40%; dịch vụ và du lịch 30%. Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 1 triệu tấn. Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Bảo vệ môi trƣờng sinh thái bền vững…….[3,tr.299 – 300]
Thực hiên mục tiêu trên, Đại biểu chỉ rõ những nhiệm vụ chủ yếu về : “Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế…”[ 3,tr.300]
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã đề ra các phƣơng hƣớng cụ thể cho nghành nông nghiệp nhƣ sau: Phát triển nông nghiệp theo hƣớng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghệp – nông thôn tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa có khối lƣợng sản phẩm lớn, đạt chất lƣợng cao, nhằm đáp ứng thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Dựa trên cơ sở đảm bảo lƣơng thực, tỉnh Hà Tây sẽ tập trung phát triển mạnh các cây, con những loại rau quả, hoa cao cấp, cây ăn quả và chăn nuôi bò, lợn, gà….