THÀNH TỰU

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế nông nghiệp của tỉnh hà tây trong giai đoạn 1991 2001 (Trang 43)

6. Kết cấu của đề tài

2.3. THÀNH TỰU

2.3.1. Trồng trọt

Qua 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh Hà Tây, Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã có bƣớc trƣởng thành về nhận thức và hoạch định về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong 10 năm từ 1991 -2001 hoạt động kinh tế nông nghiệp của

37

tỉnh Hà Tây đã có những bƣớc phát triển quan trọng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) không ngừng tăng lên.

“Thời kì 1991 – 1995, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân hằng năm tăng 9,5%, trong đó sản xuất nông ngiệp tăng 6% (mục tiêu 5%), sản lƣợng lƣơng thực đạt 83 vạn tấn ( mục tiêu 80 vạn tấn), sản lƣợng công nghiệp 14,5% ( mục tiêu 8 – 10%), có 15 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với số vốn trên 200 triệu USD” [12,tr.6]

“Trong 5 năm 1996 – 2000, GDP tăng bình quần 7,3 % GDP đầu ngƣời đạt 315 USD. Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp tăng bình quân 4,6%/năm. Năm 2000, sản lƣợng lƣơng thực đạt 1,027 triệu tấn (mục tiêu 1 triệu tấn), bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 414 kg ” [13,tr.11]

Việc đảm bảo an ninh lƣơng thực luôn đƣợc coi trọng là nhiêm vụ trọng tâm trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Diện tích lúa và ngô giảm, nhƣng do áp dụng đồng bộ các biện pháp kĩ thuật thâm canh chăm sóc cây trồng trong khung thời vụ tốt nhất, sản lƣợng lƣơng thực hàng năm đều tăng khá. Tổng sản lƣợng lƣơng thực (có hạt) năm 1996 đạt 745.194 tấn. Bình quân vƣợt mức con số 1 triệu tấn. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời năm 1996 đạt 310kg; từ năm 2000 đạt trên 400kg/ngƣời/năm, đảm bảo ổn định vững chắc an ninh lƣơng thực. Giá trị trồng trọt đến năm 2001 đạt 21,6 triệu đồng/ha.

Năm 2001 diện tích lúa: 168.561ha, bằng 1,02 lần năm 1996 (163.288ha); năng suất bình quân 53,65 tạ/ha; sản lƣợng 904.020 tấn. Diện tích ngô 13.760ha; năng suất 45,98 tạ/ha; sản lƣợng đạt 63.272 tấn.

Trong nông nghiệp cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo xu hƣớng tăng dần diện tích cây các loại đem lại hiệu quả giá trị kinh tế cao, hàng hóa cao nhƣ rau, đậu tƣơng, hoa cây cảnh, cây thức ăn gia súc, các loại cây dƣợc liệu một số cây ăn quả và giảm dần diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp nhƣ khoai lang, sắn. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống thực hiện

38

ngày càng rộng rãi và dần trở thành tập quán sản xuất. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới về giống, cùng với biện pháp thâm canh, về việc bảo quản và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch…. đã đƣợc áp dụng góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển. Đã hình thành và ổn định tập quán sản xuất 3 vụ/năm trên diện tích canh tác hàng năm ; đã và đang dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa với một số cây trồng có thị trƣờng tiêu thụ nhƣ rau, cây ăn quả, hoa, các cây dƣợc liệu, cây thức ăn gia súc..cùng với nhiều mô hình trang trại chuyên canh và sản xuât kinh doanh tổng hợp hình thành và ngày càng phát triển.

2.3.1.1. Cây lương thực

Đây là nhóm cây trồng chủ lực trên diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh Hà Tây. Nhờ vào việc áp dụng có hiệu quả các biện pháp kĩ thuật trong thâm canh nên năng xuất, sản lƣợng của tỉnh Hà Tây không ngừng tăng lên. Năm sau cao hơn năm trƣớc. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt tăng từ 507.308 tấn (1991) lên 961.933 tấn (2001). Sản lƣợng lƣơng thực tăng, vừa đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn tỉnh, dành một phần phục vụ cho chăn nuôi cũng nhƣ là bƣớc đầu có hàng hóa phục vụ nhu cầu của các tỉnh, thành phố lân cận nhƣ Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Hƣng Yên,….

39

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa của tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 1991 – 2001 1991 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tăng bình quân 1991 - 2001 (%) Lúa cả năm Diện tích (ha) 163380 163288 166594 167745 167600 168810 168516 0,29% Năng suất (tạ/ha) 26,27 41,59 41,55 49,12 52,25 54,58 53,64 9,47% Sản lƣợng (tấn) 429353 679259 692260 823972 876600 921429 904020 10,0% Nguồn : [9,tr.53 -55- 57]

Từ bảng số liệu nêu trên ta thấy đƣợc kết quả cây lúa cụ thể những năm qua nhƣ sau:

Cây lúa : Diện tích gieo cấy lúa năm 1991 là 163.380 ha đến năm 2001 đã tăng lên 168.516 ha, tốc độ bình quân cả giai đoạn tăng lên 0,28%. Năng suất lúa bình quân từ 26,28 tạ/ha (1991) lên 53,56tạ/ha(2001), tốc độ bình quân cả giai đoạn tăng 9,47. Sản lƣợng lúa từ 429.353 tấn (1991) lên 904.020 tấn (2001), tốc độ bình quân cả giai đoạn tăng 10,0%. Nhƣ vậy sản lƣợng năng suất không ngừng tăng, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực trong địa bàn tỉnh. Trong năm 1999 -2001 tỉnh đã hỗ trợ nông dân xây dựng các vùng sản xuất chất lƣợng cao với Bắc Thơm số 7, và Hƣơng Thơm số 1 tai địa bàn huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chƣơng Mỹ,Quốc Oai… với diên tích đạt 22.421ha . “Sau khi hợp

Năm Hạng mục

40

ngành 5 năm, vào năm 2000, sản lƣợng lƣơng thực đã đạt và vƣợt con số 1 triệu tấn. Nâng tới mực bình quân lƣơng thực đầu ngƣời từ 310kg năm 1995 lên 400kg năm 2000 (tăng gần 30%), đảm bảo an ninh lƣơng thực trên đian bàn, điều mà trƣớc năm 1995 không thể đạt đƣợc, năm nào tỉnh ta cũng thiếu gạo.”[11,tr.25]

Cây ngô: Sản xuất thâm canh ngô năm1991 là một trong những thế mạnh của vùng, nhất là trồng ngô vụ đông. Đến nay 100% diện tích ngô của tỉnh đƣợc gieo trồng bằng các giống ngô lai, chủ yếu là lai đơn và lai 3.

Nhìn vào bảng 2 ta thấy diện tích trồng ngô năm 1991 là 15.788ha đến năm 2001 còn 15.319 ha, tốc độ bình quân giai đoạn 1991 - 2001 giảm 0,27%. Năng suất ngô tăng từ 20,73 tạ/ha (1991) lên 37,80 tạ/ha(2001), tốc độ tăng trƣởng bình quân cả gia đoạn là 7,48%. Sản lƣợng ngô tăng từ 32742 (1991). Tăng l742 tấn lên 57.913 tấn năm (2001), tốc độ tăng bình quân đạt 6,98%.

Bảng 2 : Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô tỉnh Hà Tây giai đoạn 1991 -2001 Năm Ngô cả năm 1991 1995 1998 1999 2000 2001 Tăng bình quân 1991- 2001 (%) Diện tích (ha) 15788 17545 19539 19738 20544 15319 0,27% Năng suất (tạ/ha) 20,73 29,50 30,56 35,03 33,58 37,80 7,48% Sản lƣợng (tấn) 32742 51767 59716 69161 68999 57913 6,98% Nguồn: [6,tr.68-69],[7,tr.50 – 51],[9,tr.66 – 67]

41

Cây khoai lang: Năm 2001 toàn tỉnh có 9675ha khoai lang năng suất đạt 78,57 tạ/ha, sản lƣợng 76023 tấn [6,tr 68-69]. Năm 1991 thì chƣa có số liệu cụ thể thống kê về diện tích và sản lƣợng cây khoai lang. Nhƣng so với năm 1995 diện tích trồng khoai lang là 12878 ha giảm 3,203 ha, sản lƣợng 16,104 ngàn tấn [7,tr52]. Nguyên nhân giảm diện tích và sản lƣợng khoai lang là do sản phẩm nông nghiệp nay đem lại hiệu quả kinh tế thấp, khó cạnh tranh với các cây trồng khác nên chỉ đƣợc trồng làm lƣơng thực cho chăn nuôi.

Cây sắn: Năm 2001 toàn tỉnh có 3089ha, giảm so với năm trƣớc ( 2000) là 27 ha, năng suất tăng từ 23625 tấn/ha (2000) lên 30625 tấn/ha (2001)[9,tr.70 - 71].

2.3.1.2. Cây công nghiệp hàng năm ( đậu tương, lạc, mía)

Đây là các loại cây trồng có khối lƣợng và giá trị sản phẩm hàng hóa, có thị trƣờng tiêu thụ. Đây là nhóm cây có giá trị kinh tế cao và có xu hƣớng tăng trong những năm gần đây.

42

Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây công nghiệp hàng năm của tỉnh Hà Tây giai đoạn 1991 – 2001

Năm Hạng mục 1991 1995 1998 1999 2000 2001 Tốc độ tăng bình quân 1991-2001 (%) 1.Đậu tƣơng Diện tích (ha) 2836 7810 9571 12804 12486 12204 30,0% Năng suất (tạ/ha) 8,03 9,83 11,85 12,26 11,56 13,09 5,72% Sản lƣợng (tấn) 2278 7680 11355 15704 14437 15982 54,68% 2.Lạc Diện tích (ha) 3110 4631 4172 4408 4222 3994 2,58% Năng suất (tạ/ha) 9,27 11,29 9,30 12,24 13,47 15,90 6,50% Sản lƣợng (tấn) 2883 5214 49,76 5397 5689 6351 10,9% 3.Mía Diện tích (ha) 1445 1186 566 402 421 244 -7,5% Năng suất tạ/ha 513,9 6 450,6 3 335,3 0 362,18 327,37 342,1 7 -3,03%

43

Đơ n vị : Diện tích (ha); Năng suất (tạ/ha);Sản lƣợng (tấn)

Sản lƣợng

44

Nguồn: [6,tr.75-76-77-78-79-80],[7,tr.60],[9,tr.73-74-77-78]

Từ bảng 3 về diện tích, năng suất, sản lƣợng cây trồng hàng năm của tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 1993 – 2001 cho ta thấy nhƣ sau:

Cây đỗ tƣơng: Là cây công nghiệp phát triển khá mạnh ở tỉnh Hà Tây, đƣợc trồng chủ yếu vào vụ đông. Nhờ vào việc thâm canh và tăng cƣờng sử dụng các loại giống đậu tốt nên năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng không ngừng tƣng lên. Năm 1991, diện tích đạt 2836 ha đến năm 2001 tăng lên là 12204ha, tốc độ tăng bình quân đạt 30,0%. Năng suất tăng từ 8,03 tạ/ha (1991) lên 13,09 tạ/ha, tống độ tăng bình quân là 5,72%. Sản lƣợng tăng từ 2278 tấn (1991) lên 15982 tấn (2001), tốc độ tăng bình quân là 54,68%.

Cây lạc: Diện tích năm 1991 là 3113 ha đến năm 2001 đạt 3994ha, tốc độ bình quân 2,58%. Năng suất tăng cao từ 9,27 tạ/ha (1991) lên 15,90 tạ/ha (2001), tốc độ bình quân tăng 6,50%. Sản lƣợng tăng từ 2883 tấn (1991) lên 6315 tấn (2001), tốc độ tăng bình quân 10,93%. Đó là nhờ vào vào việc tăng cƣờng sử dụng các giống mới vào sản xuất nhƣ LD2, SDD1, L15, …..và thực hiện tốt các biện pháp kĩ thuật trong thâm canh nên năng suất, sản lƣợng lạc tăng khá nhanh, đặc biệt lạc đƣợc gieo trồng trong vụ đông.

Cây mía: Năm 1991 có 1445 ha đến năm 2001 giảm mạnh còn 421 ha, tốc độ bình quân giảm một cách nhanh chóng là -7,5%. Năng suất cũng giảm đi là 513,96 tạ /ha (1991) giảm xuống còn 342,17 tạ/ha (2001), tốc độ giảm -3,03%. Sản lƣợng cũng giảm sút từ 74268 tấn (1991) xuống còn 8349 tấn, tốc độ bình quân là -8,06%. Cây mía trồng chủ yếu phục vụ trong nội tỉnh với hai loại mía đó là mía đỏ và mía trắng.

2.3.1.3. Cây thực phẩm

Cây trồng thực phẩm là nhóm cây trồng tăng nhanh về diện tích gieo trồng, phong phú về chủng loại và có số lƣợng sản phẩm hàng hóa khá lớn, trong đó đặc biệt là các loại rau cao cấp, đã đáp ứng nhu cầu về thị trƣờng và

45

đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên mọi đơn vị diện tích canh tác.

Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau đậu các loại của tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 1993 -2001

Năm Cây trồng 1993 1995 1998 1999 2000 2001 Tốc độ tăng bình quân 1991-2001 (%) 1.Đậu các loại Diện tích (ha) 2066 2316 1889 2217 1892 1879 -1,0% Năng suất (tạ/ha) 7,08 7,95 9,26 10,85 10,79 10,72 5,71% Sản lƣợng (tấn) 1464 1843 1750 2406 2043 2016 4,18% 2. Rau các loại Diện tích (ha) 13807 14158 18204 17793 15940 16345 2,04% Năng suất (tạ/ha) 127,22 131,05 120,67 134,38 127,72 133,35 0,53% Sản lƣợng (tấn) 175661 185541 219675 239113 203596 217961 2,67% Nguồn: [6,tr.83], [7,tr.56-58-59], [9,tr.79-80-81-81] Từ bảng 4 ta thấy cụ thể nhƣ sau:

Về rau các loại: Diện tích, năng suất, sản lƣợng tăng cũng khá cao. Năm 1993 diện tích 13807 ha tăng lên16345 ha (2001), tốc độ 2,04%. Năng suất từ 127,22 tạ/ha (1993) tăng lên 133,35 tạ/ha (2001), tốc độ bình quân 0,53%. Sản lƣợng tăng khá nhanh từ 175661 tấn (1993) lên 217961 tấn (2001), tốc độ bình quân là 2,67%. Trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã xây dựng đƣợc những vùng rau sạch, đẩy mạnh các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất rau, nhất là việc

46

quản lý dịch hại tổng hợp trên rau nên cho năng suất, chất lƣợng rau ngày càng cao.

Về đậu các loại: Diện tích giamr từ 2066 ha (1993) xuống 1879 ha (2001), tốc độ tăng trung bình – 1,0%. Năng suất tăng 7,08 tạ/ha (1993) lên 10,72 tạ/ha (2001), tốc độ tăng 5,71%. Sản lƣợng tăng 1464 tấn (1993) lên 2016 tấn (2001) . Tốc độ bình quân là 4,18%

2.3.1.4. Cây công nghiệp lâu năm

Trên địa bàn tỉnh Hà Tây trông rất nhiều các loại cây công nghiệp lâu năm. Cũng đem lại hiệu quả kinh tế khá là cao. Trong đó có cây chè đƣợc trồng khá là nhiều nơi nhƣ ở Thạch Thất, Sơn Tây, Phúc Thọ, Chƣơng Mỹ…. Đặc biệt đƣợc trồng ở Thạch Thất, nổi trội lên là doanh nghiệp tƣ nhân chè Minh Nguyệt, ở xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất ( Hà Tây). Hiện nay sản phẩm chè của tỉnh hà Tây đã có mặt tại các thị trƣờng Pháp, Đức,Trung Quốc….hàng năm thu đƣợc hàng tỷ đồng. Chè còn đƣợc trồng và sản xuất ở nông trƣờng 1A ( Ba Vì).

“Cây ăn quả cũng đang phát triển rất nhanh, đến năm 1997 đã có 4.3000ha, tập trung ở vùng bãi sông Đáy, bãi sông Hồng và vùng đồi gò dọc theo đƣờng 21. Cây nhãn đang đƣợc nhân rộng từ giống các cây nhãn tổ Đốc Tín, chất lƣợng quả nhãn không kém Hƣng Yên. Với phƣơng pháp nhân giống bằng chiết, ghép, chất lƣợng quả đƣợc và truyền; cây nhãn có thể sống cả vùng lúa trũng, trên các đƣờng lớn, bờ ao, bờ vùng”.[17,tr.504]

Ngoài ra còn nhiều loại ăn quả khác nhƣ chuối trồng nhiều ở Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thạch Thất, Chƣơng Mỹ, cam quýt, xoài nhãn, bƣởi Diễn, ….

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế nông nghiệp của tỉnh hà tây trong giai đoạn 1991 2001 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)