Hoạt động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế nông nghiệp của tỉnh hà tây trong giai đoạn 1991 2001 (Trang 35)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Hoạt động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Hoạt động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chăn nuôi, thủy sản đang đƣợc phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2001.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội VII, VIII của Đảng bộ tỉnh Hà Tây, các Nghị quyết của Ban Thƣờng Vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp Hành Đảng bộ các khóa về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi không nằm ngoài phạm vi. Qua 10 năm phát triển tƣơng đối toàn diện. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6% (1991-1995), 5,7% (1996 – 2001). Chƣơng trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đạt đƣợc nhiều thành tựu có ý nghĩa, cơ giới hóa hầu hết các khâu sản xuất, tích cực chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn. Mức độ cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, chăm sóc và thu hoạch ngày càng đƣợc nâng cao.

CCKT ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi giảm tỷ trọng trồng trọt. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 16% năm 1990 lên 34% năm 1995 ; trung bình đạt 31%, năm 2001 43%. Chăn nuôi hộ gia đình phát triển mạnh theo hƣớng CNH và sản xuất hàng hóa. Từng bƣớc phát tiển chăn nuôi cân đối với trồng trọt, phát triển trồng trọt theo hƣớng thâm canh, vừa đảm bảo an ninh lƣơng thực, đồng thời tạo ra hành hóa phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

29

Cơ cấu mùa vụ đã chuyển từ sản xuất 02 vụ lên 03 vụ chính/năm. Toàn bộ diện tích lúa đã đƣợc cấy bằng giống cấp I ngắn ngày có năng xuất cao, chất lƣợng lúa khá. Vụ đông tăng 38,3% diện tích lúa đất – màu năm 2000 và đã trở thành vụ sản xuất chính ở nhiêu địa phƣơng, thu hoạch vụ đông cao hơn 1 vụ mùa. Vụ xuân đã chuyển cơ bản trà xuân sớm thành và trà xuân chính vụ, vụ mùa chuyển hẳn từ mùa muộn sang mùa cực sớm và sớm.

Đối với chăn nuôi, thủy sản : “Tỷ lệ lợn ngoại lai hƣớng nạc tăng từ 59,6% lên 77% tổng đàn ; đàn lợn nái ngoại tăng từ 2,91% tổng đàn lợn lai hƣớng nạc tăng từ 56,6% lên 77% tổng đàn ; đàn lợn nái ngoại tăng từ 2,91% tổng đàn lợn nái lên 9,93%. Tỷ lệ đàn bò lai sind tăng từ 5% lên 74% tổng đàn bò ; đàn bò sữa tăng từ 1,18% tổng đàn bò (1066 con) lên 3,73% đạt 4464 con ( Hà Tây có số lƣợng đàn bò lớn nhất đồng bằng sông Hồng chỉ sau Vĩnh Phúc). Tỷ lệ nuôi gia cầm công nghiệp và bán công nghiệp từ 40% tổng đàn lên 70% và số lứa thu hoạch tăng từ 2,2 -2,7 lứa/năm lên 3-4 lứa/năm. Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng giống mới tăng từ 45% lên 70%”[28,tr.3-4]. Công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nông hộ. Sử dụng giống tiến bộ là tổng hợp các công thức lai nhiều mẫu năng suất, chất lƣợng cao, sử dụng thức ăn công nghiệp. Những hộ chăn nuôi tập trung theo quy mô lớn hệ thống chuồng kín, có điều hòa không khí bằng hơi nƣớc, thiết bị máng ăn máng uống bán tự động, áp dụng công nghệ xử lý chất thải băng hầm khí sinh học biôga sử lý vi sinh. Tổ chức và sản xuất theo hình thức kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ trên địa ban tỉnh tập trung chủ yếu ở Ba Vì, Đan Phƣợng, Quốc Oai, Mỹ Đức..

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế nông nghiệp của tỉnh hà tây trong giai đoạn 1991 2001 (Trang 35)