6. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Chăn nuôi
Nhờ có sản lƣợng lƣơng thực tăng nên có điều kiện cho nhân dân phát triển chăn nuôi. Bƣớc vào năm 1968 chăn nuôi bƣớc đầu nhiều tiến bộ. Đó là
22
hình thức chăn nuôi tập thể phụ vụ cho kháng chiến đó là chăn nuôi lợn tập thể phát triển. “Qua điều tra chăn nuôi ngày 1/1/1968 cho thấy tổng số đầu lợn có 311.265 con, trong đó có 54.518 lợn nái. Số hộ nuôi lợn trong tỉnh là 202.526 hộ.
Toàn tỉnh có trên 25800 hộ không nuôi lợn. Đến cuối năm 1968, bình quân đầu lợn cho hécta gieo trồng đạt 1,42 con ( 1967 là 1,32 con). Bình quân cao nhất là Đan Phƣợng 1,81 con/ha, Phúc Thọ 1,06. Đàn trâu, đàn bò có 89,011 con. Bình quân 1 con trâu bò, kéo cho 1,59 ha gieo trồng (1967 là 163ha). Tuy nhiên số trâu, già yếu cần phải thay thế còn tới 6 – 8%. Chăn nuôi gia cầm phát triển khá hơn năm 1967. Tổng gia cầm tăng gần 45%. Trong đó gà tăng 17%, vịt tăng trên 2 lần. Diện tích thả cá trong các hợp tác xã đƣợc mở rộng, song do trận lũ úng giữa năm 1968 nên sản lƣợng cá đạt thấp bằng 48% năm 1967. Chăn nuôi kén đạt thấp bình quân 8,1kg/1 sào dâu. Năm 1968, toàn tỉnh trồng cây đạt trên 11,5 triệu cây, trồng rừng đạt 277ha”. [2,tr.310]
Những năm tiếp theo chăn nuôi đã ngày càng phát triển để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày phục vụ cho kháng chiến. Cho đến khi thực hiện đổi mới cơ chế 1986 tình hình chăn nuôi có sự chuyển biến rõ rệt cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Đàn lợn tăng 4,8% trong đó lợn nái tăng 3,7%. Tỷ lệ lợn lai kinh tế chiếm 64% trong đàn lợn thịt, các huyện ở đồng bằng còn vận động nhân dân đi xây dựng kinh tế mới trong đó có 675 hộ đi ngoại tỉnh, các hoạt động kinh tế khác cũng tiến bộ hơn năm trƣớc.
Đảng bộ tỉnh Hà Tây tập trung lãnh đạo thực hiện 3 chƣơng trình kinh tế của Đại hội VI và nhờ có khoán 10 mà đến năm 1989 chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đều phát triển mạnh hơn. Năm 1989, đàn trâu tăng 5,6 % đàn bò tăng 9,7% đàn lợn tăng 4,5%. Đáng chú ý nhất là chăn nuôi tằm đã đƣợc khôi phục nhất là ở Mỹ Đức có đến khi bƣớc sang năm 1990 càng có sự chuyển mình hơn trong chăn nuôi.
23
Tiểu kết chƣơng 1
Hà Tây là vùng đất có truyền thống và văn hiến lâu đời. Do địa thế liền kề với Thăng Long nên đƣợc tinh hoa của trời đất hội tụ. Vùng đất này trở nên tƣơi đẹp hơn nhờ vào bao thế hệ ngƣời Hà Tây tài trí thông minh sáng tạo gây dựng lên, đến nay lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh có vị trí thuận lợi, có tiềm năng và lợi thế cơ bản để phát triển kinh tế xã hội. Trải qua cùng bao thăng trầm của lịch sử, nhân dân trong tỉnh luôn có lòng tin sắc son vào sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng và Nhà nƣớc ta, phấn đấu xây dựng quê hƣơng ngày một giàu mạnh hơn. Truyền thống lịch sử đó không những thể hiện trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà còn thể hiện trong thời kì đổi mới đất nƣớc. Tỉnh Hà Tây là tỉnh cũng khá là nhiều tài nguyên, và vị trí địa lí thuận lợi, có nguồn lao động dồi dào, có hệ thống giao thông và cơ sở vật chất khá phát triển…chính điều đó đã tạo thuận lợi cho tỉnh phát triển, thuận lợi trong hoạch định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp nhằm đƣa nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng hiện đại hóa, tạo nền tảng vũng chắc cho những bƣớc phát triển tiếp theo của Tỉnh trong tƣơng lai, đƣa Tỉnh thành trung tâm kinh tế thƣơng mại lớn.
24
CHƢƠNG 2
HOẠT ĐỘNG KINH TỀ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HÀ TÂY TRONG GIAI ĐOẠN 1991– 2001