6. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi nhằm phát triển nông nghiệp
Để thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hà Tây, Ủy ban nhân tỉnh cùng với TW đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó đáng chú ý là :
Hội nghị Trung ƣơng 5, Khóa VII (6/1993) đề ra Nghị quyết “ Về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn” đánh giá thực trạng nông nghiệp nông thôn nƣớc ta qua những năm đầu đổi mới và khẳng định : “Trải qua các thời kỳ cách mạng từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luông khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp và nông thôn. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo những năm qua cũng lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và khâu đột phá. Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ ( Khóa IV), Nghị quyết 10
27
của Bộ Chính trị (Khóa IV) đƣợc triển khai cùng với chỉ thị, nghị quyết khác của các đại hội và hội nghị Trung ƣơng các khóa V, VI, VII đã đƣa đến thành tựu to lớn trong nông nghiệp, nƣớc ta”[11,tr.53]
Ngày 4/8/1993, Tỉnh ủy Hà Tây ra Nghị quyết số 07 NQ/TU về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn về chƣơng trình kênh cố hoá kênh mƣơng giai đoạn 1993 – 1997.
Nghị quyết số 01- NQ/TW 1/10/1996 Tỉnh ủy ra Nghị quyết về tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2000. Kinh phí đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp lên tới 40% vốn đầu tƣ cho kinh tế, trong nông nghiệp đầu tƣ cho các vùng nông sản, các vùng chuyên canh là 20% vốn đầu tƣ, ngoài ra là các vùng khác và chăn nuôi.
Bộ chính trị ra Nghị quyết số 06- NQ/TW 10/11/1998 Tỉnh ủy ra Nghị quyết về một số vấn đề nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh uỷ đã hỗ trợ 100% thuỷ lợi phí nông nghiệp cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh năm 1999 - 2000
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIII và XIV. Tỉnh tập trung cao độ lãnh đạo thực hện thông báo số 40-TB/TW ngày 14/5/2001 về triển khai chƣơng trình hát triển nông nghiệp tới năm 2005 theo hƣớng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững. Hỗ trợ cho sản xuất hàng hoá. Đối tƣợng thụ hƣởng là các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia vào vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá với mức hỗ trợ sản xuất không quá 75% giá giá trị giống mới với lúa và các hoa màu: 100% giá trị giống mới với các loại dƣa, bí, cà chua, đỗ tƣơng và các chi phí sản xuất.
Nhìn các dự án đƣợc quản lý đúng theo quy định của pháp luật về đầu tƣ xây dựng cơ bản, đƣợc đƣa vào sử dụng phát huy tốt tác dụng đã bổ sung tăng cƣờng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệp nông thôn. Nhiều cơ chế chính sách của tỉnh ban hành đã đi vào cuộc sống, đang có tác dụng tích cực thúc đẩy
28
phát triển sản suất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh (chính sách sản xuất giồng lúa nhân dân, phát triển vụ đông, chăn nuôi bò sữa, kiên cố hóa kênh mƣơng, hỗ trợ tiền điện bơm nƣớc vƣợt định mức,phòng chống cúm gia cầm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thủy sản..).
2.2. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HÀ TÂY TRONG GIAI ĐOẠN 1991- 2001