Phương pháp đọc diễn cảm

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 71)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Phương pháp đọc diễn cảm

2.3.1.1. Sự cần thiết của phương pháp đọc diễn cảm

Đọc diễn cảm là một phương pháp dạy học Văn truyền thống trong các nhà trường phương Đông và cả phương Tây. Đây là một phương pháp mà người dạy lẫn người học đều thấy ngay hiệu quả. Giáo sư Lê Trí Viễn tại hội nghị giảng văn của khoa Văn trường ĐHSP Hà Nội (tháng 5 năm 1975) đã kết luận: “nói nhập thân vào nhân vật, chẳng qua cũng nói một khía cạnh của việc bản thân mình phải sống trong bài thơ mà thôi, sống như nhà thơ đã sống để dựng dậy các cảm xúc đang ngủ yên trong chữ nghĩa. Để giúp vào công việc ấy tôi có thói quen đọc, ngâm theo cách riêng của tôi”.Theo Phan Trọng Luận thì quy luật của nghệ thuật là người hát điều khiển giọng hát của mình nhưng giọng hát cũng tác động trở lại tâm hồn người hát. Giữa người đọc và tâm hồn người đọc cũng có ảnh hưởng tương hỗ. Hiểu bài văn rồi đọc mới tốt nhưng đọc tốt càng hiểu thêm bài văn. Đọc là một hoạt động có tính chất đặc thù về văn học. Tiếng nói của nhà văn gửi gắm cho bạn đọc thông qua hệ thống ngôn ngữ kết dệt nên hình tượng của tác phẩm, nhưng trước mắt người đọc cũng chỉ là những kí hiệu chết. Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà nhà văn định gửi gắm. Âm vang của lời đọc kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh. Đọc diễn cảm là con đường ngắn nhất đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Trong ký ức của mỗi người chắc hẳn không bao giờ thiếu âm vang một bài thơ, bài văn qua giọng đọc truyền cảm của thầy cô hay bạn bè. Có người đó là âm vang hùng hồn, linh thiêng của bản Đại cáo bình Ngô; có người lại là âm vang bi tráng hào hùng của bài ca

Tây Tiến; thậm chí đối với một số HS thì giọng đọc truyền cảm của cô giáo về đoạn văn đầy chất thơ trong đoạn mở đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ lại là nguyên cớ để họ say mê tác phẩm và yêu mến Thạch Lam. Ở đây chúng tôi muốn bàn đến tác dụng, hiệu quả của đọc diễn cảm. Trước hết, đọc diễn cảm sẽ tạo được bầu không khí văn chương trong lớp học, làm dấy lên trong lòng người dạy lẫn người học những rung cảm thẩm mỹ về tác phẩm. Nó nuôi

dưỡng lâu bền tình cảm, cảm xúc trong cả buổi học hoặc thậm chí cả sau khi giờ học đã kết thúc. Đọc diễn cảm sẽ giúp khắc phục tiết học Văn khô khan, rời rạc, thiếu cảm xúc, nặng về diễn giảng , thuyết trình. Không chỉ vậy, đôi khi đọc diễn cảm và lắng nghe đọc diễn cảm cũng có thể làm nảy sinh những tình ý mới. Sẽ thật sai lầm nếu ai đó quan niệm: việc đọc văn bản là việc chuẩn bị của học sinh ở nhà vì trên lớp GV cho HS đọc diễn cảm sẽ mất thời gian. Do nhận thức không đầy đủ nên có một thực tế đang tồn tại trong các giờ dạy học Văn hiện nay: GV ít cho HS đọc diễn cảm. Nếu là tiết dạy thơ truyền thống, GV chép hoặc in bài thơ lên tờ giấy khổ lớn, nếu là dạy ứng dụng công nghệ thông tin thì càng tiện lợi hơn, GV cho in văn bản rồi trình chiếu trên màn hình và yêu cầu HS đọc một lần; sau đó thì tập trung cho phần tìm hiểu văn bản. Nếu là các giờ dạy tác phẩm tự sự thì càng ít chú trọng đến phương pháp đọc diễn cảm hơn. Thường thì GV sẽ cho HS tóm tắt sau đó đọc một số đoạn chính. GV cũng chỉ yêu cầu HS đọc lưu loát, đọc trôi chảy đối với các tác phẩm tự sự, bỏ qua yêu cầu đọc diễn cảm. GV chỉ coi đọc là một hoạt động trong tiến trình giờ dạy học Văn chứ không coi là một phương pháp cần thiết hỗ trợ cho giờ học.

Phần VHLM Việt Nam đúng như đặc trưng thẩm mỹ của nó, rất phù hợp để áp dụng triệt để phương pháp đọc diễn cảm. Sẽ thật tuyệt vời và hạnh phúc biết bao khi HS được đọc và được nghe những bài thơ mới trữ tình của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử…những trang hoa, tờ hoa của Nguyễn Tuân, những bài thơ trữ tình đầy thương xót của Thạch Lam…qua giọng đọc diễn cảm. Sử dụng phương pháp đọc diễn cảm trong giờ dạy văn học lãng mạn còn là một cách thể hiện sự tôn trọng tác giả, tác phẩm và người học. Rõ ràng, làm thế nào để phương pháp đọc diễn cảm phát huy hết vai trò, được GV sử dụng nó thường xuyên trong giờ học dạy VHLM như các phương pháp khác đang là một câu hỏi đặt ra hiện nay.

2.3.1.2. Nội dung, cách thức:

Đọc diễn cảm trước hết là phải đọc đúng, đúng từ ngữ, giọng điệu. Người đọc phải tôn trọng cái khách quan của tác phẩm nhưng lại phải thông qua cái chủ quan của mình mà làm vang dậy cái chủ quan của người viết. Đọc hai câu thơ: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó / Có chở trăng về kịp tối nay?

phải thể hiện được nỗi niềm khắc khoải, chờ mong, âu lo của Hàn Mặc Tử. Đọc phải truyền cảm nghĩa là giọng đọc, ngữ điệu phải truyền cảm để tạo được tình cảm, thu hút được người nghe. Trong quá trình đọc chú ý tạo mối quan hệ giao hòa, giao cảm với người nghe để người nghe có thể thấu hiểu được thông điệp của tác giả. Theo Nguyễn Viết Chữ, đối với việc dạy thơ trữ tình phải đọc cho vang nhạc sáng hình. Tác phẩm chỉ được bắt đầu mở ra cho bạn đọc khi nó vang lên trong tâm hồn như một sự độc thoại bên trong. Vì vậy hơn bất cứ thể loại nào, đọc diễn cảm có vai trò chủ công trong dạy học thơ trữ tình. Tùy theo từng bài dạy, GV có thể yêu cầu đọc diễn cảm ở các thời điểm khác nhau trong giờ học như đầu hoặc cuối, hoặc xen giữa bài học. Nếu đọc diễn cảm ở đầu tiết học có tác dụng mở ra bầu không khí văn chương và khơi gợi trí tưởng tượng, suy nghĩ của HS thì đọc diễn cảm ở cuối bài thơ giúp HS khắc sâu cảm xúc của bài thơ vào tâm hồn, trí nhớ. Có đôi khi HS cho rằng: “em thích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ vì nghe cô đọc em thấy hay, mặc dù em chưa thật sự hiểu hết về bài thơ”. Đối với người dạy văn học lãng mạn trong nhà trường hiện nay, làm cho HS thích một bài thơ dù chỉ vì lý do là đọc diễn cảm hay kể ra cũng là niềm hạnh phúc. Bởi lẽ chúng ta áp dụng mọi phương pháp giảng dạy suy cho cùng cũng là để HS hiểu và yêu thích các di sản văn học của nước nhà.

Đọc diễn cảm cũng có thể kết hợp với các phương pháp khác để phát huy hiệu quả như: giảng bình, so sánh. Vì trong quá trình giảng bình so sánh, muốn thuyết phục học sinh GV cần có những dẫn chứng cụ thể thông qua các đoạn văn, đoạn thơ. Đương nhiên, các đoạn văn, đoạn thơ đó phải được đọc diễn cảm chứ không đơn thuần là đọc các kí hiệu ngôn ngữ. Như vậy cả đọc diễn cảm và các phương pháp được kết hợp với nó đều tăng hiệu quả. Tuy

nhiên, chỉ đọc diễn cảm thôi là chưa đủ để hoàn thành một giờ dạy văn học lãng mạn. Mọi tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm và hình tượng nghệ thuật phải được khám phá bằng những phương pháp khác.

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w