Nhận thức được tính đa dạng, phong phú trong phong cách các nhà

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 49)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nhận thức được tính đa dạng, phong phú trong phong cách các nhà

nhà văn lãng mạn

Theo sách Từ điển thuật ngữ văn học, phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật . Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm ta có thể nhận ra sự khác nhau. Từ khi chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện, phong cách cá nhân mới thực sự nở rộ.

Việc dạy học VHLM phải bám sát, tôn trọng phong cách nghệ thuật của nhà văn lãng mạn là một tất yếu trong dạy học hiện đại. Từng bước khắc phục tình trạng trích giảng theo tinh thần giảng văn trước đây mà chọn đoạn tiêu biểu cho việc dạy học tác phẩm trọn vẹn. Thực tế có nhiều GV mới đọc đoạn trích ở sách giáo khoa đã giảng rồi, vì vậy việc trang bị những tri thức về những nét tiêu biểu của phong cách tác giả trong mối quan hệ với tác phẩm được dạy là yêu cầu có tính nguyên tắc. Việc giảng dạy VHLM trong nhà trường dù có khối lượng lớn cũng không thể nào thỏa mãn từng tác giả được lựa chọn. Nói đến tác giả, trước hết phải kể đến những thể loại hữu dụng nhất mà mà tác giả thành công trong việc thể hiện tư tưởng của mình. Tác phẩm ấy

lại tiêu biểu cho thi pháp tác giả, thi pháp tiêu biểu của trào lưu. Ví dụ: Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cân, Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Dạy học tác phẩm không gắn với phong cách nghệ thuật của tác giả sẽ không gây được ấn tượng đúng về bản thân tác giả hoặc hiệu lực tinh thần không cao. Vì nét tiêu biểu cho phong cách tư tưởng tác giả trong phản ứng với tự nhiên và xã hội sẽ được thể hiện ở một thể loại mà xem chừng thích hợp nhất. Tác phẩm vĩ đại nói một cách công bằng là được sinh ra từ một thiên tài, nó là sản phẩm tất yếu của phản ứng giữa thiên tài và đời sống tinh thần, vật chất của tự nhiên, xã hội. Nó không phải là do ý muốn chủ quan của chính tác giả đó. Nhưng nó là sản phẩm của một hệ phản ứng, một hệ tư tưởng trong bản thân thiên tài. Lỗ Tấn từng nói: Vọt từ tim ra là máu, vọt từ suối ra là nước.Từ điểm này ta phải nhận thức được rằng các tác phẩm văn học lãng mạn tiêu biểu được chọn dạy là tiêu biểu cho thi pháp tác giả mà trong đó phải nói được nét cơ bản nhất trong phong cách tư tưởng. Nói đến Xuân Diệu là nói tới thơ trữ tình. Nói đến Thạch Lam là nói tới kiểu truyện ngắn trữ tình - truyện không có cốt truyện.

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 49)