Tôn trọng đặc trưng thể loại của từng tác phẩm VHLM

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 50)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Tôn trọng đặc trưng thể loại của từng tác phẩm VHLM

Chúng ta không thể không nhìn vào sự thật của tình trạng dạy học VHLM hiện nay. GV không ít lúng túng trước tác phẩm nghệ thuật và tài liệu hướng dẫn. Không ít giờ dạy học Văn diễn ra khá bài bản, người dạy đi hết một quy trình mà chưa yên tâm chút nào. Nguyên nhân chính là chưa xác định chính xác loại thể của tác phẩm, bởi thế dù phân tích có sắc sảo đến đâu cũng vẫn chỉ là võ đoán. Vì vậy nắm vững và tôn trọng đặc trưng thể loại là định hướng rất cần thiết đối với việc dạy học văn nói chung - VHLM nói riêng.

Thể loại văn học là một trong những phạm trù cơ bản nhất của sáng tác và tiếp nhận (bao hàm cả nghiên cứu, phê bình, giảng dạy) văn học. Không một tác phẩm văn học nào lại không thuộc một loại (tự sự, trữ tình, kịch) và một thể loại nhất định nào đó (truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn…). Người sáng tác khi đứng trước một hiện tượng đời sống, muốn chiếm lĩnh nó tất yếu phải lựa chọn (tự giác hoặc không tự giác) một phương thức, một cách thức

một dạng cấu trúc - tổ chức ngôn từ nhất định. Đến lượt người tiếp nhận (nhất là người làm công tác nghiên cứu, phê bình, giảng dạy) cũng vậy, phải theo

đường dẫn của thể loại tác phẩm để khám phá, lý giải nó. Đặc trưng thể loại quy định cách kiến thiết, tổ chức tác phẩm (đối với người sáng tác), quy định hướng tiếp cận (đối với người tiếp nhận). Trong quá trình sáng tác các nhà văn thường sử dụng những phương thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau thể hiện những quan niệm thẩm mỹ khác nhau đối với hiện thực, có những cách xây dựng hình tượng khác nhau. Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người – hoặc trầm tư, chiêm nghiệm hoặc qua các biến cố liên tục, hoặc qua xung đột…làm cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Ví dụ nhân vật kịch, kết cấu kịch, hành động kịch với lời văn kịch; hoặc nhân vật trữ tình, kết cấu thơ trữ tình với lời thoại, lời thơ, luật thơ.

Ở Việt Nam, bắt đầu từ thế kỷ XX, quá trình đổi mới - hiện đại hóa văn học (trong đó có phương diện cơ bản là thể loại) mới thực sự diễn ra và đạt thành tựu rực rỡ ở giai đoạn 1932-1945. Đây là một giai đoạn về cơ bản hoàn tất một quá trình hiện đại văn học. Toàn bộ hệ thống thi pháp văn học bị phá vỡ bởi nhiều cuộc cách tân lớn trong văn học: Cuộc cách tân về thơ của phong trào Thơ mới (1932-1945), cách tân về tiểu thuyết của xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, cách tân về truyện ngắn, tùy bút của Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam…Và cuộc cách tân về văn xuôi được đẩy đến đỉnh cao bởi nhiều phong cách lớn như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…Văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945 thực sự đã mang màu sắc và diện mạo hiện đại rõ rệt. Hệ thống thể loại của nó với trung tâm là bộ ba Thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn đã khiến cho văn học thời kỳ này mang tính loại hình sâu sắc của văn học hiện đại với hai đặc điểm cơ bản: Văn học thực sự đã thoát ra khỏi sự ràng buộc của hệ thống thi pháp văn học trung đại; có khả năng giao ưu, hội nhập và cùng loại hình với văn học hiện đại của nhiều nước

trên thế giới. Việc dạy phần VHLM trong nhà trường phổ thông đòi hỏi giáo viên cũng phải tuân theo nguyên tắc: bám sát đặc trưng thể loại.

Bảng 2.1. Thống kê các thể loại VHLM được giảng dạy trong chương trình THPT

Thể loại Tác phẩm Tác giả Ghi chú

Thơ trữ tình Vội vàng Đây thôn Vĩ Dạ Tràng giang Tương tư Xuân Diệu Hàn Mặc Tử Huy Cận Nguyễn Bính Truyện ngắn Hai đứa trẻ

Chữ người tử tù

Thạch Lam Nguyễn Tuân

Kịch Vũ Như Tô Nguyễn Huy Tưởng

Như vậy, trong chương trình phổ thông trung học, thể loại thơ trữ tình chiếm số lượng lớn, tiếp đến là truyện ngắn và cuối cùng là kịch. Giáo viên dựa trên đặc trưng thể loại để có hướng tiếp cận tốt nhất đối với từng tác phẩm. Khi xác định Hai đứa trẻ của Thạch Lam là truyện ngắn trữ tình, GV có thể triển khai theo hướng sau:

- Xác định bức tranh chiều tối nơi phố huyện đầy chất thơ, có đường nét, màu sắc, âm thanh hài hòa, nhưng tất cả đang trôi trong tàn tạ: ngày tàn, chợ tàn, gia đình bác xẩm….hầu như ai cũng mệt mỏi: Ôi chao, sớm hay muộn mà có ăn thua gì (Lời chị Tí)

- Sau bức tranh thiên nhiên và đời sống tàn tạ ấy là tâm trạng của chị em Liên

- Bóng tối làm chủ tất cả

- Một nhịp sống quẩn quanh đơn điệu và bế tắc, nhịp điệu này được thể hiện vô cùng ám ảnh qua hình ảnh ngọn đèn chị Tí. Hình ảnh ấy có ý nghĩa biểu tượng như về kiếp người nhỏ nhoi, vô danh vô nghĩa, sống leo lét trong đêm tối mênh mông của cuộc đời cũ, không có hạnh phúc, không có tương lai. Nó lặp đi lặp lại một cách uể oải, buồn chán; nói như Nam Cao là mốc lên, gỉ ra, mòn đi, mục ra hay Huy Cận: Đời tẻ nhạt như tàu không đổi chuyến

- Nhưng những người dân nghèo trong cảnh ấy vẫn mơ hồ bâng quơ mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ, mơ ước mông lung, mơ hồ, tội nghiệp…

Xác định được vẻ đẹp trữ tình ấy, ta nhận ra đằng sau ngòi bút giàu tính hiện thực của nhà văn Thạch Lam một lòng yêu thương mênh mông đối với những kiếp người nhỏ bé, một sự đánh thức lay tỉnh ở những tâm hồn uể oải đang lụi tàn niềm khát khao được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Như vậy, trong phương pháp dạy học văn, phải xác định được chất của loại trong từng tác phẩm cụ thể. Chỉ có như vậy, công việc phân tích tác phẩm văn chương của chúng ta mới đi đúng quỹ đạo đích thực của nó, mới áp dụng có hiệu quả các phương pháp, biện pháp, cách thức …như đã nêu ở trên.

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 50)