Bám sát đặc trưng thẩm mỹ, thi pháp của trào lưu VHLM

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 48)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Bám sát đặc trưng thẩm mỹ, thi pháp của trào lưu VHLM

Mỗi tác phẩm văn học xuất hiện bên cạnh động lực sáng tác, cảm hứng chủ quan của nhà văn còn bị chi phối trực tiếp bởi trào lưu văn hóa, văn học. Khi dạy một tác phẩm văn học, đặt tác phẩm văn học đó vào trào lưu văn học thế giới hay trào lưu văn học dân tộc thực chất là đưa tác phẩm vào một hệ thống khái quát của khái quát. Trong lý luận dạy học hiện đại, một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất là từ khái quát đến cụ thể. Nắm được cả những dấu hiệu thi pháp về hình thức và nội dung của một trào lưu văn học sẽ giúp hiểu hơn các hiện tượng văn học cụ thể.

Thuật ngữ thi pháp hiện có hai nghĩa. Hiểu theo nghĩa rộng, đó là những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật, cách lựa chọn đề tài, cách biểu hiện chủ đề, tư tưởng, phương pháp, phong cách nghệ thuật v.v... của một tác phẩm văn học hoặc của một tác giả; từ đó, thấy rõ sự khác biệt giữa tác phẩm này với tác phẩm kia hoặc tác giả này với tác giả kia. Ví dụ ta nói: thi pháp bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, thi pháp Truyện Kiều, thi pháp thơ Tố Hữu, v.v...Hiểu theo nghĩa hẹp, thi pháp tức là luật làm thơ, là phương pháp, cách thức... hay còn gọi là kĩ thuật làm thơ. Ví dụ: đặc điểm và cách làm thơ lục bát, thơ Đường luật, thơ tự do v.v...

Thường thì một tác phẩm ra đời nó còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố và để khám phá được hết vẻ đẹp nghệ thuật của nó, chúng ta phải tôn trọng thậm chí rất nhiều ngoại lệ. Nhưng tách một tác phẩm hoàn toàn biệt lập với trào lưu của nó là điều không thể.Việc dạy phần VHLM trong chương trình THPT vì vậy không thể không bám sát vào đặc trưng thẩm mỹ, thi pháp của trào lưu văn học này. GV muốn giảng dạy cho tường tận, cho sâu sắc tác phẩm VHLM thì phải luôn đặt tác phẩm đó trong đúng trào lưu văn học. Chỉ như vậy mới có khả năng khám phá đến tận cùng vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của mỗi

tác phẩm. Dạy VHLM phải khác biệt với văn học hiện thực - văn học cách mạng về mặt đặc trưng thẩm mỹ và thi pháp. Sau khi học VHLM, ít nhất phải giúp học sinh tự củng cố lại tri thức về đặc trưng thẩm mỹ, thi pháp của trào lưu văn học này; sự khác biệt của trào lưu văn học lãng mạn so với văn học hiện thực – văn học cách mạng.

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 48)