Chương trình phần VHLM Việt Nam 1930-1945 ở trường THPT

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Chương trình phần VHLM Việt Nam 1930-1945 ở trường THPT

THPT

1.2.1.1. Những điểm đổi mới của chương trình Ngữ văn THPT

Tiếp theo Chương trình và Sách giáo khoa THCS, từ năm 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành triển khai thí điểm chương trình và SGK cấp THPT. Sau 3 năm thí điểm, tháng 9 năm 2006 cả nước bắt đầu dạy theo chương trình và SGK lớp 10. Môn Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông và cũng là môn học có nhiều điểm mới trong lần thay đổi này. Chương trình Ngữ văn THPT có những điểm mới sau: Trước nhất là tên môn học thay đổi, thay vì gọi là môn Văn học nay gọi là môn Ngữ văn. Chương trình được xây dựng theo nguyên

tắc tích hợp, theo đó nhà trường THPT phải hình thành cho các em năng lực vận dụng một cách tổng hợp các tri thức và kĩ năng không chỉ của Văn mà còn phải huy động các kiến thức và kĩ năng của Tiếng Việt và Làm văn. Mục tiêu của chương trình Ngữ văn THPT là hình thành và rèn luyện cho HS năng lực đọc hiểu cũng như tạo lập các loại văn bản. Nói cách khác là nhằm trang bị cho HS văn hóa đọc để các em có thể tự mìh đọc và học suốt đời. Chương trình Ngữ văn mới lựa chọn tác phẩm theo thể loại và tổ chức dạy học theo thể loại. Trình tự các bài học được sắp xếp theo thể loại chứ không theo trình tự thời gian. Đây là điều kiện quan trọng để dạy học văn theo đặc thể loại – bản chất của dạy đọc hiểu. Trong chương trình Ngữ văn mới, cách hiểu về văn bản văn học và thể loại tác phẩm văn học cũng được mở rộng hơn, nhiều thể loại mới được đưa vào giảng dạy. Đặc biệt là sự xuất hiện của văn học sau 1975 trong chương trình lớp 12. Các tác phẩm sau năm 1975, đại diện cho thành tựu văn học mới được đưa vào với một mức độ nhất định. Môn Ngữ văn THPT có hai chương trình: Chương trình chuẩn và chương trình nâng cao để phù hợp với chương trình phân ban. Phần tiếng Việt không nặng lý thuyết mà coi trọng tính ứng dụng, vai trò và tác dụng của tiếng Việt trong việc giúp HS đọc – hiểu và tạo lập văn bản. Chương trình bám sát các văn bản làm ngữ liệu, coi trọng việc hình thành và rèn luyện cho HS kĩ năng hình thành ý, sinh ý, các thao tác lập luận, phản bác, các quy trình và cách thức làm một bài văn. Tư tưởng và cũng là mục đích của hoạt động phương pháp dạy học trong trường phổ thông hiện nay là tích cực hóa hoạt động của học sinh. HS được coi là những đối tượng vốn có sẵn những tiềm năng mà người GV có nhiệm vụ đánh thức và tạo điều kiện để những tiềm năng đó phát triển, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo.

Mặc dù có nhiều điểm ưu việt so với chương trình Ngữ văn trước năm 2000 nhưng xét một cách khách quan, chương trình Ngữ văn hiện nay còn nhiều tồn tại. Thực hiện nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 8 khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đang thực hiện Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo

khoa sau năm 2015. Trong đó bộ môn Ngữ văn đặc biệt được quan tâm. Ngày 25 tháng 4 năm 2014, tại trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra cuộc Hội thảo Dạy học môn Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới toàn diện. Tại cuộc Hội thảo, đại diện của Bộ giáo dục và Đào tạo - PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - đã khẳng định: Chương trình môn Văn 3 cấp được biên soạn tách biệt nên có nhiều nội dung chồng chéo, vừa thừa lại vừa thiếu. Chương trình cũng quá cứng nhắc, không phù hợp với các vùng miền và không phân loại được đối tượng học khác nhau... Chương trình và sách giáo khoa năm 2015 sẽ đổi mới theo hướng phát triển năng lực của học sinh là chính chứ không theo đuổi số lượng như hiện tại. Chương trình sẽ đề cao mục tiêu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, cụ thể là nghe - nói - đọc - viết sau đó mới phát triển các kĩ năng khác....

Đối với giáo viên dạy Văn, phải nắm rõ được nguyên tắc, mục tiêu xây dựng chương trình và sách giáo khoa thì mới có thể thực hiện tốt hoạt động dạy học.

1.2.1.2. Vị trí, ý nghĩa của phần văn học lãng mạn 1930-1945 trong chương trình Ngữ văn THPT

a. Văn chương lãng mạn trong chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ Văn cải cách ở trường trung học phổ thông

Suốt một khoảng thời gian dài, văn chương lãng mạn chỉ được “nhắc tới” trong một tiết văn học sử ở lớp 12 như là một cứ liệu cần thiết để so sánh, nhằm làm nổi bật tính chất tiến bộ của dòng văn chương hiện thực phê phán và tính chất tích cực của dòng văn chương Cách mạng vô sản. Từ năm 1989 nhiều tác phẩm văn chương lãng mạn đã chính thức được đưa vào dạy - học ở chương trình môn văn lớp 12. Trong chương trình và sách giáo khoa môn Văn cải cách của trường phổ thông trung học, văn chương lãng mạn được dạy - học ở lớp 11. Nếu nhìn bao quát chương trình môn Văn cải cách từ cấp 2 thì ngay ở lớp 8 học sinh đã bắt đầu học truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và đọc thêm Mùa xuân chín của

Hàn Mặc Tử. Phần văn học lãng mạn trong chương trình môn Văn lớp 11 năm 2000 bao gồm:

Bảng 1.1. Thống kê phần VHLM trong chương trình lớp 11 năm 2000

Stt Tên tác phẩm Tác giả Thể loại Số

tiết

1. Thơ duyên Xuân Diệu Thơ trữ tình 1

2. Đây mùa thu tới Xuân Diệu Thơ trữ tình 1

3. Vội vàng Xuân Diệu Thơ trữ tình 2

4. Tràng giang Huy Cận Thơ trữ tình 1

5. Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử Thơ trữ tình 1

6. Tống biệt hành Thâm Tâm Thơ trữ tình 1

7. Hai đứa trẻ Thạch Lam Truyện ngắn 2

8. Chữ người tử tù Nguyễn Tuân Truyện ngắn 2

b.Văn chương lãng mạn trong chương trình và môn Ngữ Văn lớp 11 hiện hành

Tiếp theo Chương trình và Sách giáo khoa THCS, từ năm 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành triển khai thí điểm chương trình và SGK cấp THPT. Sau 3 năm thí điểm, tháng 9 năm 2006 cả nước bắt đầu dạy theo chương trình và SGK lớp 10. Năm 2007 chương trình và SGK Ngữ văn 11 được đưa vào sử dụng. Chương trình và SGK mới có thay đổi ít nhiều phần văn học lãng mạn so với chương trình cải cách trước đó. Sự thay đổi vẫn thể hiện được vị trí quan trọng của văn học lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói riêng và trong tiến trình văn học dân tộc nói chung.

Bảng 1.2. Thống kê phần VHLM trong chương trình lớp 11hiện nay

CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Truyện ngắn:

1.Hai đứa trẻ - Thạch Lam

2.Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Thơ trữ tình:

3. Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử 4. Vội vàng - Xuân Diệu

5. Tràng giang- Huy Cận

Kịch:

6. Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng Đọc thêm:

7. Tương tư- Nguyễn Bính 8. Chiều xuân- Anh Thơ

Truyện ngắn:

1.Hai đứa trẻ - Thạch Lam

2.Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân

Thơ trữ tình:

3. Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử 4. Vội vàng- Xuân Diệu

5. Tràng giang- Huy Cận 6. Tương tư- Nguyễn Bính

Kịch:

7. Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng

Đọc thêm: 8. Thơ duyên- Xuân Diệu 9. Đây mùa thu tới- Xuân Diệu 10 . Chiều xuân- Anh Thơ

Như vậy, so với chương trình cải cách, chương trình chuẩn và Nâng cao của môn Ngữ văn hiện nay VHLM chiếm một tỉ lệ cao, thể hiện vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữ văn 11. Thể loại phong phú hơn, ngoài truyện ngắn và thơ trữ tình còn có thêm kịch. Số lượng tác giả cũng nhiều hơn; HS được tiếp cận với Anh Thơ, Nguyễn Bính, Nguyễn Huy Tưởng.

c. Văn học lãng mạn trong công tác kiểm tra, đánh giá và thi cử

Kiểm tra, đánh giá trong nhà trường:

Trong phân phối chương trình, phần văn xuôi lãng mạn được giảng dạy và học tập trong Học kì I- lớp 11; phần thơ mới được giảng dạy và học tập ở Học kì II - lớp 11. Qua thăm dò ý kiến và khảo sát giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11 tại một số trường trên địa bàn T.p Hồ Chí Minh; các tác phẩm VHLM luôn chiếm đa số trong nội dung kiểm tra, đánh giá.

Trong học kì I- lớp 11, HS được học văn học trung đại, văn học hiện thực và văn xuôi lãng mạn. Tuy nhiên, hầu hết nội dung trọng tâm kiểm tra

bài viết 2 tiết tại lớp, bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì đều tập trung ở văn xuôi lãng mạn. Trong phần nghị luận văn học (câu 5 điểm) của các đề thi HKI- lớp 11 trong 2 năm gần đây tại trường THPT Trần Hưng Đạo - Quận Gò Vấp - TP. Hồ Chí Minh đều tập trung vào hai tác phẩm Hai đứa trẻ

(Thạch Lam) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân). Nội dung câu hỏi đều tập trung vào những giá trị đặc sắc của tác phẩm hoặc phong cách tác giả.

Ví dụ: 1. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

2. Phân tích cảnh chị em Liên khắc khoải chờ đợi đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Trong học kì II- lớp 11, học sinh được học văn học cách mạng, thơ Mới. Tuy nhiên, hầu hết nội dung trọng tâm kiểm tra bài viết 2 tiết tại lớp, bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì đều có sự xuất hiện Thơ mới là chủ yếu.

3. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật; ………. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần…

( Trích Vội vàng - Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11,tập 2, trang 22) 4. Có ý kiến cho rằng:" Bài thơ“Tràng giang”của Huy Cận dung hòa nét đẹp cổ điển và hiện đại”.Anh/ chị hãy phân tích khổ thơ cuối của bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Trong các kì thi tuyển sinh Đại học :

Nội dung thi Tuyển sinh Đại học môn Ngữ văn khối C và D nằm trong chương trình lớp 11 và 12 , bao gồm thời kì từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 và thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Nhưng thực tế văn học lãng mạn luôn có mặt trong đề thi Đại học khối C và D hằng năm. Tìm hiểu và thống kê đề thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng môn Văn 2 năm trở lại đây chúng tôi nhận thấy: Số lượng câu hỏi phần Kiểm tra kiến thức(2 điểm) và nghị luận văn học(5 điểm) phần văn học lãng mạn cũng luôn chiếm ưu thế.

Ví dụ: 5. Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân ( câu III.a. Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2011 – khối C) 6. “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Anh/chị hãy phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến trên.(câu III.a. Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2011 – khối D)

7. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp ………

Sông dài trời rộng bến cô liêu…

(Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 49)(câu III.b. Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2012 – khối D) 8. Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ……… Lá trúc che ngang mặt chữ điền

(Đây thôn Vĩ Dạ , Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 46)

Nhà em có một giàn giầu ……… Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tương tư, Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 56) )(câu III.b. Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2012 – khối C). Như vậy, VHLM là nội dung thường xuyên xuất hiện trong các đề thi và kiểm tra tại các trường phổ thông cũng như trong các kì thi phạm vi quốc gia. Do đó mà cả người dạy lẫn người học phải xác định đúng mục đích cũng như phương pháp dạy học bộ môn sao cho hiệu quả, đáp ứng được nhiệm vụ dạy học.

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 33)