Tình hình dạyhọc phần văn học lãng mạn Việt Nam 1930-

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 43)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Tình hình dạyhọc phần văn học lãng mạn Việt Nam 1930-

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

1.2.3.1. Tình hình chung

Bước vào thời kỳ đổi mới, trước yêu cầu bức bách giải quyết mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng, TP. Hồ Chí Minh đã huy động nhiều lực lượng xã hội, nhiều tập thể và cá nhân tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Giáo dục TP. Hồ Chí Minh đã hình thành mạng lưới Hội đồng bộ môn từ cấp Sở, có quy chế hoạt động, kế hoạch và chương trình cụ thể từng thời gian. Trình độ giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là gần như đạt chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng và kết quả giáo

dục trường THPT đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng tăng theo từng năm học.Tỷ lệ tốt nghiệp THPT luôn ổn định và cao trong cả nước. Giáo dục TP. Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo như đội ngũ GV, cơ sở vật chất, kinh tế.

1.2.3.2. Tình hình hoạt động chuyên môn của bộ môn Ngữ văn

Theo sự chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo, tổ nhóm chuyên môn tại các trường THPT đảm bảo chế độ sinh hoạt định kì 2 lần/ tháng. Nội dung sinh hoạt khoa học, thiết thực như: rút kinh nghiệm giảng dạy các bài trong hai tuần vừa qua, đồng thời tập trung bàn bạc phương án dạy các bài của hai tuần kế tiếp, tập trung vào các nội dung khó hoặc một hoạt động cụ thể mà giáo viên trong nhóm còn lúng túng; phân công làm thêm ĐDDH để phục vụ các tiết dạy; thống nhất nội dung ôn tập - kiểm tra 15 phút và một tiết... Các buổi sinh hoạt chuyên môn mang lại hiệu quả cao, giúp giáo viên chuẩn bị ngày càng chu đáo phương án tổ chức hoạt động trên lớp đối với các bài sắp dạy, nhất là đối với giáo viên mới ra trường. Ngoài ra các trường còn chú ý đến trau dồi thêm về chuyên môn, nghiệp vụ thông qua sinh hoạt chuyên đề, sách tham khảo, dự giờ đồng nghiệp, thao giảng trong cụm chuyên môn, thi giáo viên giỏi các cấp.

Trong việc thực hiện chương trình: Triển khai kịp thời việc thực hiện chương trình giảm tải theo hướng dẫn của BGD&ĐT, SGD&ĐT, yêu cầu giáo viên Ngữ văn dạy đầy đủ các bài, các tiết trong chương trình. Các trường được phép chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh thời lượng phân bổ thời lượng trong từng đơn vị bài.

Ngoài ra hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp của bộ môn cũng được quan tâm và thực hiện thường xuyên, có hiệu quả. Các trường đều có tổ chức tham quan, học tập ngoại khóa cho học sinh ít nhất 1 lần/ năm. Trong tháng bộ môn, các tổ Ngữ văn thực hiện các chuyên đề Ngữ văn như câu lạc bộ thơ, sân khấu hóa các tác phẩm văn học, thi sáng tác theo chủ đề…Đây là những hoạt động thiết thực giúp HS thêm yêu thích môn Văn.

Trong những năm qua, TP. Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Các Cụm chuyên môn trong thành phố luôn tổ chức định kỳ Hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong mỗi học kì của từng năm học. GV Ngữ văn không chỉ chú trọng việc bồi dưỡng kiến thức mà quan tâm, học hỏi đổi mới phương pháp giảng dạy. Đây cũng là yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng giảng dạy. Đội ngũ giáo viên Ngữ văn TP Hồ Chí Minh năng động, chịu khó học hỏi và nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới. Các Hội thi giáo viên giỏi cấp Thành phố được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đưa việc đổi mới phương pháp dạy học thực chất hơn. Phong trào dạy tốt, thao giảng cấp Cụm diễn ra thường xuyên. Nhiều phương pháp mới được áp dụng trong giảng dạy như Bản đồ tư duy, ngoại khóa, sân khấu hóa, thảo luận nhóm, …đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; một số trường 100% dạy bằng giáo án điện tử.

Tuy nhiên, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở TP. Hồ Chí Minh cũng còn một số hạn chế. Các trường đều có tổ chức dạy chủ đề tự chọn loại bám sát ở các khối lớp để giúp học sinh yếu kém bộ môn theo kịp chương trình nhưng kết quả chưa như mong muốn, do các em học sinh yếu kém cùng lúc ở nhiều bộ môn nhưng lại thiếu tích cực trong các tiết học chủ đề bám sát. Sĩ số học sinh trên một lớp còn quá đông (45 – 50) nên chất lượng dạy học chưa thực sự đáp ứng đúng yêu cầu của chương trình và phương pháp mới. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp (dạy học hướng tới cá thể).

1.2.3.4. Thực trạng dạy học văn học lãng mạn trong các trường THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Để khách quan trong việc đánh giá về thực trạng của dạy học VHLM trong các trường THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chúng tôi đã tiến hành một khảo sát trong phạm vi 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Trường THPT Trần Hưng Đạo( quận Gò Vấp), THPT Nguyễn Trung Trực( Quận Gò Vấp), THPT Dân lập Đại Việt( Quận Gò Vấp). Số GV được

khảo sát là 40; số HS là 250. Sau khi tổng hợp phiếu điều tra, thống kê số liệu, chúng tôi rút được một vài nhận xét sau:

a. Về ưu điểm:

Văn học lãng mạn 1930-1945 là một thành tựu rực rỡ của văn học hiện đại mà cho đến nay có lẽ chưa một trào lưu văn học nào có thể thay thế được vị trí của nó. Bằng tình yêu, niềm say mê đối với các tác phẩm văn học lãng mạn giáo viên đã cố gắng giảng dạy tốt nhất mỗi bài học. Các tác phẩm văn học lãng mạn thường được các GV lựa chọn cho các tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi. GV đầu tư nghiêm túc cả nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cho phần VHLM. Các bài VHLM không có trong nội dung thi tốt nghiệp THPT nhưng GV luôn luôn dạy nghiêm túc, HS học nghiêm túc. Chất lượng bộ môn Văn lớp 11 ngày càng cao hơn. Thầy cô khẳng định thuận lợi của việc dạy VHLM là tác phẩm hay, tiêu biểu (100%); có nhiều tư liệu để tham khảo (52,5%). Về phía HS, có 86% cho rằng thích học VHLM, 90% HS thấy VHLM chiếm vị trí quan trọng trong chương trình môn Văn. Để chuẩn bị cho một tiết học VHLM, có 80% cho biết các em đọc tác phẩm trước ở nhà; 75% tìm kiếm tư liệu liên quan; 90% trong số HS được hỏi đều khẳng định mức độ hiểu bài VHLM của cá em là trung bình và khá.

b.Về hạn chế:

Qua tìm hiểu ở một số giáo viên dạy lớp 11, qua dự giờ và dự các tiết thao giảng trường, Cụm, dễ nhận ra một số mặt hạn chế sau trong giảng dạy văn học lãng mạn: một số GV dạy mang tính áp đặt kiến thức, không tạo hứng thú cho HS, gây mệt mỏi, ức chế. Đồng thời chưa chú trọng đến việc dạy học theo thể loại. Nhiều GV có ý thức đổi mới phương pháp nhưng chỉ là sự đổi mới về hình thức chứ chưa phải trong bản chất. Thậm chí chưa có tri thức sâu rộng về trào lưu văn học lãng mạn. Do bệnh thành tích, một số GV còn dạy học với mục đích đối phó với thi cử như dạy bài văn mẫu, đi ngược lại nhiệm vụ, chức năng của bộ môn văn trong nhà trường phổ thông.

Về phía HS, những con số khảo sát được ở 3 trường THPT (xem phần phụ lục) chưa nói nên nhiều điều, song qua đó chúng ta đủ thấy buồn cho việc

học của học sinh hiện nay, là 14% không hứng thú với việc học VHLM, có 75% cho rằng học VHLM vì mục đích thi cử. Các giáo viên thì nghĩ có hơn 58% học sinh phân biệt tốt được các trào lưu văn học, trong khi các em lại “thổ lộ” rằng chỉ hơn 24% thực sự hiểu, phần còn lại vẫn chưa nắm được đâu là văn học lãng mạn, đâu là văn học giai đoạn khác…

Từ thực tế trên, chúng tôi mong muốn thông qua công trình nghiên cứu này đóng góp ít nhiều ý kiến để cải thiện việc dạy học văn học lãng mạn trong nhà trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Tiểu kết chương 1

Trong chương trình Ngữ vănTHPT, phần VHLM Việt Nam 1930-1945 có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọng. Vì thế làm thế nào để dạy học phần VHLM có hiệu quả là niềm trăn trở đối với nhiều giáo viên dạy Ngữ văn có tâm huyết và yêu nghề. Để chất lượng dạy học phần VHLM được nâng cao, trước hết phải nắm vững các khái niệm về chủ nghĩa lãng mạn, về đặc điểm các khuynh hướng và trào lưu trong văn học Việt Nam 1930-1945 như trào lưu lãng mạn, trào lưu hiện thực, trào lưu cách mạng... Dạy học VHLM cũng phải gắn với đặc trưng môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông; với những phương pháp, biện pháp phù hợp cho từng thể loại, từng tác giả, tác phẩm. Trong bối cảnh giáo dục đang tiến hành một cuộc đổi mới căn bản và toàn diện như hiện nay, chất lượng dạy học VHLM còn gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học văn.Vì thế giáo viên phải hiểu rõ bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học văn, tiếp nhận những tri thức mới về dạy học hiện đại và đặt nó trong những hoàn cảnh cụ thể.

Chương 2

ĐỊNH HƯỚNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930-1945 Ở TRƯỜNG THPT 2.1. Định hướng cơ bản đối với phương pháp dạy học phần VHLM

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông (Trang 43)