mặt phẳng mẫu.
Trước hết, chúng tôi chụp mẫu phim thứ nhất (mẫu phim nguyên thủy hình 4.27) với các điều kiện được giữ không đổi trong suốt quá trình chụp như sau: - Thời gian chụp 15 phút
- Khoảng cách D là 3cm
- Đặt mẫu vuông góc với chùm tia X - Hiệu điện thế 70kV
- Dòng điện 8mA
Hình 4.27 phim Laue của đá saphia đế
Từ mẫu phim thu được, ta nhận thấy các vết nhiễu xạ phân bốđều, vết đen, đậm thể hiện tính đối xứng cao: đối xứng bậc ba.
73
HDKH: TS. Trần Quang Trung
- Chúng tôi tiến hành quay trên bàn cong tròn xoay về phía bên phải đối với vị trí chọn làm mốc là 1800 lần lượt các góc quay 200 và 400 tức là trên bộ điều chỉnh chúng tôi xoay từ vị trí 1800 sang 1600; 1800 sang 1400 cho mỗi lần quay. Kết quả thu được thể hiện như hình 4.28 tương ứng với các trường hợp a) b) cho các góc quay 200 và 400 về phía bên phải so với gốc 1800 trên bàn xoay.
Hình 4.28Ảnh Laue của tinh thể saphia đếứng với góc quay 200 , 400 về phía bên phải
Từ các ảnh thu được ta nhận thấy sự phân bố các vết nhiễu xạ đã hoàn toàn thay đổi so với mẫu phim đầu tiên.
Mẫu phim 4.28 a) quay góc 200 so với mẫu đầu tiên, trên phim còn hình dạng các đường cong với hoa 3 cánh nhưng cánh thứ ba rất nhỏ.
Mẫu phim 4.28b) quay góc 400 và các vết nhiễu xạ đã hoàn toàn thay đổi sự phân bố, mất đi hình dạng hoa ba cánh ban đầu.
- Chúng tôi tiến hành quay trên bàn cong tròn xoay về phía bên trái lần lượt các góc quay 200 và 400 tức là trên bộ điều chỉnh chúng tôi xoay từ 1800 sang 2000; 1800 sang 2200 cho mỗi lần quay.
Kết quả thu được thể hiện như hình 4.29 tương ứng với các trường hợp a) b) cho các góc quay 200 và 400 về phía bên trái so với gốc 1800 trên bàn xoay.
74
HDKH: TS. Trần Quang Trung
Hình 4.29 Ảnh Laue của tinh thể saphia đếứng với góc quay 200 , 400 về phía bên trái
Từ các mẫu phim thu được ta thấy các vết nhiễu xạ phân bố với hình dạng hoa ba cánh đã dần mất đi hình dạng ban đầu khi ta tăng góc quay từ 200đến 400. Mẫu phim 4.29a) còn hình dạng hoa ba cánh nhưng phim 4.29b) mất tính đối xứng ban đầu.
Cách phân bố vết nhiễu xạ ngược lại với trường hợp quay góc quay về bên phải.
Nhận xét: Khi thay đổi vị trí vết chiếu của tia X so với mặt phẳng tinh thể dùng mặt cong tròn xoay thì sự phân bố các vết nhiễu xạ dần dần thay đổi khác đi so với mẫu phim ban đầu. Sự thay đổi góc quay khi dùng mặt cong tròn xoay làm thay đổi hoàn toàn góc tới của X so với mặt phẳng tinh thể. Chính sự thay đổi này làm phân bố lại các vết nhiễu xạ tức mặt định hướng lúc này của mẫu tinh thểđã thay đổi. Và khi quay bàn cong với góc càng lớn thì sự phân bố các vết nhiễu xạ càng thay đổi so với phim mẫu. Điều này giúp cho chúng có thêm thông tin để tinh chỉnh mẫu theo những mục đích nghiên cứu.
4.2.3.2Dùng mặt cong 1 và mặt cong 2 để điều chỉnh góc tới theta của chùm tia X tới với mặt phẳng mẫu.