Khối lượng là một đặc trưng của quá trình sinh trưởng, phản ánh rõ nhất khả năng sinh trưởng của gia súc đồng thời đánh giá khả năng sản xuất của chúng. Khối lượng của bò H’Mông từ 18 đến 36 tháng tuổi được chúng tôi theo dõi trên 200 bò (trong đó có 100 bò đực và 100 bò cái) được trình bày
ở bảng 3.19 và hình 3.11.
Bảng 3.19. Khối lượng của bò H’Mông ở các lứa tuổi ĐVT: kg
Giai đoạn Tính biệt TB ± Sd Cv (%) Min Max
Đực (n=50) 271,0a ± 8,01 2,95 247,4 293,5 18 tháng Cái (n=50) 256,0b ± 7,70 3,01 233,2 277,6 Đực (n=50) 321,3a ± 14,73 4,58 296,7 350,8 24 tháng Cái (n=50) 267,4b ± 7,88 2,95 244,2 289,6 Đực (n=50) 371,5a ± 6,57 1,77 360,2 389,9 36 tháng Cái (n=50) 280,7b ± 8,11 2,89 256,7 303,5
Các số trung bình mang chữ cái a,b theo cột của từng lứa tuổi khác nhau ở mức ý nghĩa P<0,05
Kết quả của chúng tôi cho thấy: Trong giai đoạn từ 18 đến 36 tháng tuổi, khối lượng cơ thể của bò H’mông đều tăng trong tất cả các giai đoạn. Bò đực khối lượng ở 18, 24 và 36 tháng lần lượt là 271,0; 321,3 và 371,5 kg, bò cái tăng khối lượng thấp hơn so với bò đực, khối lượng tương ứng ở các giai
đoạn tuổi khảo sát là 256,0; 267,4 và 280,7 kg. Tuy nhiên, so sánh cùng lứa tuổi bò H'Mông có khối lượng cao hơn so với bò Vàng: Ở 24 tháng tuổi khối
lượng bò H'Mông con đực và con cái là 321,3 và 267,4 kg, bò Vàng ở lứa tuổi trên có khối lượng chỉ là 155 và 140 kg, Đinh Văn Cải (2007) [7].
0 50 100 150 200 250 300 350 400 18 24 36 tháng kg Đực Cái
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn biến đổi khối lượng bò H’Mông ở các lứa tuổi
Chúng tôi nhận thấy nhóm bò đực tăng trọng khá đồng đều trong tất cả các giai đoạn: Từ 18 tháng đến 24 tháng tăng bình quân là 50,3 kg, từ 24 đến 36 tháng tuổi tăng 50,2 kg, điều này cho thấy đến giai đoạn từ 24 tháng tuổi trở đi khối lượng cơ thể tăng bình quân của bò đực rất đồng đềụ Vì vậy, nếu
được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt ở giai đoạn này thì khối lượng bò đực có thể
còn tăng cao hơn.
Với bò cái tăng khối lượng cơ thể thấp và không ổn định giống như
bò đực, khối lượng cơ thể bò cái lúc 18 tháng đến 24 tháng tuổi tăng bình quân 11,4 kg, từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi tăng bình quân 13,3 kg. Bò cái có xu hướng tăng nhanh khối lượng từ 12 đến 18 tháng tuổi tăng 74,5 kg, sau đó giảm dần đến 24 tháng tuổi, điều này cũng lặp lại tương tự ở giai
đoạn 24 đến 36 tháng tuổị Điều này có thể giải thích bằng việc mang thai của bò cái có ảnh hưởng rất lớn tới tăng trọng của bò. Từ 12 tháng tuổi đến tuổi phối giống lần đầu (Theo Nguyễn Văn Niêm và Cs (2001) [28] tuổi phối
giống lần đầu của bò H'Mông là 20- 22 tháng tuổi), khối lượng của bò cái tăng
mạnh, nhằm đảm bảo cho việc nuôi thai và tích lũy dinh dưỡng cho việc tiết sữa nuôi con sau này, sau khi sinh, khối lượng của bò cái tăng không đáng kể
(hoặc có thể giảm ở 3 tháng đầu sau khi sinh nếu điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của chủ hộ chăn nuôi không tốt). Sau khi sinh từ 3 -6 tháng, khối lượng cơ thể bò mẹ tăng trở lại, lúc này bê đã có khả năng tự thu nhận dinh dưỡng từ thức ăn, tiếp đến là việc mang thai của lứa tiếp theo cũng làm cho khối lượng bò cái tăng đáng kể trở lạị
Việc xác định tăng khối lượng cơ thể của bò H’Mông giúp chúng tôi
xác định được khoảng thời gian tăng trọng lượng tốt nhất của cả hai nhóm
bò đực và cái, bước đầu xác định và đề xuất được thời gian xuất bán trong chăn nuôi bò thịt nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người nông dân.
3.4. Đánh giá năng suất, chất lượng thịt bò H’Mông
3.4.1. Kết quả mổ khảo sát xác định năng suất thịt của bò H’Mông
Để xác định năng suất thịt của bò H’Mông nuôi tại thị trấn Mèo Vạc và xã Pả Vi, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát bò H’Mông 36 tháng tuổi, số
lượng khảo sát là 3 bò đực và 3 bò cáị Kết quả được trình bày ở bảng 3.20. Kết quả mổ khảo sát cho thấy có sự khác nhau (P<0,05) về khối lượng thịt xẻ, khối lượng thịt tinh, khối lượng da, khối lượng xương giữa bò đực và bò cái nhưng về tỷ lệ thì lại không khác nhau do khối lượng ban đầu của bò
đực khi giết mổ cao hơn của bò cái (P<0,05).
Nghiên cứu của Phạm Văn Quyến (2001) [36] cho biết: Tỷ lệ thịt xẻ ở bò F1 Charolais, F1 Hereford, F1 Simmental và Lai Sind tương ứng 56,32%; 54,74%, 48,33% và 44,62%. Tác giả cũng có nhận xét bò lai
Charolais có khối lượng giết mổ lớn và tỷ lệ thịt xẻ đạt cao nhất so với các nhóm bò lai trong cùng điều kiện nuôi dưỡng.
Bảng 3.20. Năng suất thịt của bò H’Mông mổ khảo sát
Chỉ tiêu theo dõi Đực (n=3) Cái (n=3)
Khối lượng thịt hơi (kg) 366,7a ± 5,69 282,3b ± 6,51 Khối lượng thịt xẻ (kg) 153,4a ± 3,95 117,3b ± 5,16 Tỷ lệ thịt xẻ (% khối lượng hơi) 41,8a ± 1,55 41,5a ± 0,87 Khối lượng thịt tinh (kg) 118,8a ± 0,97 92,6b ± 1,09 Tỷ lệ thịt tinh (% khối lượng hơi) 32,4a ± 0,66 32,8a ± 0,49 Thit loại 1 (kg) 54,0a ± 1,41 42,2b ± 1,29 Tỷ lệ thịt loai 1 (% thịt tinh) 45,7a ± 0,85 45,9a ± 0,45 Thit loại 2 (kg) 52,9a ± 1,20 41,3b ± 1,15 Tỷ lệ thịt loại 2 (% thịt tinh) 44,7a ± 0,75 44,7a ± 0,83 Thit loại 3 (kg) 11,5a ± 1,80 9,6b ± 1,36 Tỷ lệ thịt loại 3 (% thịt tinh) 9,9a ± 1,57 9,8a ± 1,41 Khối lượng xương (kg) 39,5a ± 1,55 28,6b ± 1,96 Tỷ lệ xương (% khối lượng hơi) 10,7a ± 0,45 10,3a ± 0,47 Khối lượng da (kg) 33,2a ± 1,84 24,7b ± 1,09 Tỷ lệ da (% khối lượng hơi) 9,0a ± 0,42 8,7b ± 0,25 Khối lượng nội tạng (kg) 21,9a ± 8,22 19,2a ± 2,66 Tỷ lệ nội tạng (% khối lượng hơi) 5,9a ± 2,17 6,8a ± 1,07
Các số trung bình mang chữ cái a,b theo hàng của từng chỉ tiêu khác nhau ở mức ý nghĩa P<0,05
Trong một nghiên cứu mới đây, Nguyễn Quốc Đạt và cs (2008) [15]
cho biết: Tỷ lệ thịt xẻ của bò Lai Sind, Brahman, Drought Master tương ứng 53,2%; 54,76% và 58,12%. Tỷ lệ thịt tinh đạt tương ứng 40,39%; 42,31% và 45,49%. Năm 1995, Nguyễn Văn Thưởng và Cs [42] đã tiến hành mổ khảo sát bò Lai Sind F1 Zebu, F1 Brown Swiss, F1 Charolais, F1 Santa Gertrudis; kết quả thu được tỷ lệ thịt xẻ đạt tương ứng 46,8%; 48,8%; 53,4% và 53,4%. Cùng năm đó, Lê Viết Ly và cs (1995) [21] nghiên cứu trên F1 Red Sindhi, F1 Charolais, F1 Santa Gertrudis trên nền bò cái F1 Hà - Ấn cho thấy tỷ lệ thịt xẻ
tương ứng 49,8%; 47,1% và 47,2%. Tỷ lệ thịt tinh đạt tương ứng 39,8%; 35,8% và 36,7%. Lê Viết Ly và cs (1995) [21] đã đưa ra kết luận: Để nâng
cao khả năng sản xuất thịt nên hướng lai với Bos Taurus tạo F1 nuôi thịt vì khi nâng tỷ lệ Bos indicus dù bổ sung thức ăn, tăng về khối lượng nhưng tỷ lệ thịt tinh không tăng. Muốn phát huy hiệu quả của con lai hướng thịt các tác giả
khuyến cáo cần nuôi dưỡng con lai bằng thức ăn có dinh dưỡng cao nhằm đạt tăng trọng trên 600 g/ngàỵ
Nghiên cứu ở nước ngoài, Realini và cs (2005) [70] cho biết: Bò Hereford nuôi chăn thả tỷ lệ thịt xẻ 54,13% - 54,65%. Gottardo và cs (2004) [58] bò Simmental có tỷ lệ thịt xẻ 57,7%. Sethakul và cs (2008) [71] cho kết quả tỷ lệ thịt xẻ của bò Thái Lan đạt 54,5%. Jaturasitha và cs (2009) [60] tỷ
lệ thịt xẻ của bò Thái Lan nuôi vỗ béo bằng cỏ họđậu có tỷ lệ thịt xẻ 54,5% - 55,1%; diện tích cơ dài lưng 59,4 - 60,4 cm2.
Kết quả thu được trong nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ thịt xẻ, tỷ
lệ thịt tinh thấp hơn so với kết quả đã công bố của các tác giả trên. Nguyên nhân theo chúng tôi là do yếu tố di truyền giống và dinh dưỡng.
3.4.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về thành phần hóa học thịt bò H’Mông
Kết quả phân tích một số thành phần hóa học của thịt bò H’Mông
được trình bày tại bảng 3.21. Vật chất khô của thịt dao động 21,35 - 25,31% và trung bình đạt 23,32%. Tỷ lệ protein trong thịt của bò H’Mông đạt 18,33 -22,02% và trung bình đạt 20,16%. Tỷ lệ khoáng tổng số trong thịt 0,97 -1,09% và trung bình đạt 1,02%. Còn tỷ lệ mỡ là 0,43 - 1,1% trung bình đạt 0,73%.
Theo Phạm Văn Quyến (2009) [37], hàm lượng VCK, protein, lipid và tro của một số nhóm bò Drought Master thuần, ½ Bramahn, ½ Charolais
đạt lần lượt lượt 27,5 -28,5%; 20,2 -22,5%, 4,11 -6,22% và 0,90 -1,23%. Như vậy, hàm lượng VCK và mỡ của thịt bò H’Mông thấp hơn còn hàm lượng protein thì ngang nhau và hàm lượng khoáng thì thấp hơn so với nghiên cứu trên.
Bảng 3.21. Thành phần hóa học của thịt bò H’Mông Thành phần VCK (%) Protein (%) Mỡ (%) Khoáng (%) Thịt mông 1 21,56 18,62 1,10 1,09 Thịt thăn 1 21,35 18,33 0,83 1,06 Thịt mông 2 25,31 21,66 0,55 0,98 Thịt thăn 2 25,07 22,02 0,43 0,97 TB 23,32 20,16 0,73 1,02
Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như các kết quả nghiên cứu khác của Mapiye và cs (2010) [66] đã công bố.
Về thành phần các amino acid của thịt bò H’Mông chúng tối thấy có sự mặt đầy đủ của nhiều loại amino acid trong đó có những amino acid thiếu yếu (Phenyalanine, Lysine, Leucine, Isoleucine, Threonine, Valine, Methionine) (bảng 3.22).
Bảng 3.22. Thành phần và hàm lượng amino acid trong thịt bò H’Mông
Tên mẫu Tên aa Thịt mông 1 Thịt thăn 1 Thịt mông 2 Thịt thăn 2 Aspatic 1,310 1,280 1,461 1,450 Glutamic 2,612 2,758 3,153 3,043 Serine 0,712 0,583 0,874 0,790 Histidine 0,490 0,450 0,682 0,648 Glycine 1,334 1,313 1,290 1,347 Threonine 0,731 0,722 0,971 0,952 Alanine 1,131 1,094 1,220 1,262 Arginine 1,088 1,103 1,280 1,300 Tyrosine 0,603 0,581 0,822 0,879 Cystine 0,274 0,254 0,279 0,290 Valine 0,850 0,839 0,980 1,052 Methionine 0,407 0,401 0,470 0,511 Phenyalanine 0,602 0,646 0,896 0,952 Isoleucine 0,874 0,840 0,981 1,059 Leucine 1,380 1,505 1,482 1,512 Lysine 1,530 1,480 1,750 1,909 Proline 0,900 0,919 0,861 0,763 Tỷ lệ so với protein thô (%) 90,38 91,46 89,74 89,55
Kết quả này cũng đã cung cấp một bằng chứng khoa học cho thấy thịt bò H’Mông rất giàu dinh dưỡng và không thua kém so với các loại thịt bò khác.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
4.1.1. Về thực trạng tình hình chăn nuôi bò H'Mông tại huyện Mèo Vạc
- Mèo Vạc là địa phương có đàn bò lớn nhất tỉnh Hà Giang chiếm gần 30%. Tại huyện Mèo Vạc, số lượng bò H'Mông chiếm tỷ lệ cao so với tổng
đàn (21.180 con/27.169 con), chiếm 77,96% và có xu hướng phát triển và tăng lên hàng năm với tốc độ tăng bình quân là 6,42%. Mèo Vạc đề ra mục tiêu trong những năm tới, tập trung phát triển đàn gia súc trở thành hàng hóa, trở thành nguồn thu nhập chính của huyện.
- Đã có sự đầu tư về chăn nuôi bò H’Mông tại huyện Mèo Vạc (về
chuồng trại, thức ăn...). Tuy nhiên phương thức chăn nuôi còn mang tính quảng canh, quy mô chăn nuôi còn nhỏ, chưa mang tính chất hàng hóa, chưa có sựđầu tư kỹ thuật thỏa đáng cho đàn bò.
- Đàn bò nuôi trong nông hộ tại huyện Mèo Vạc với quy mô nhỏ là chủ yếu (<5 con/hộ), chiếm 78,3% số hộ. Với quy mô chăn nuôi như hiện nay thì việc hình thành thị trường bò mang tính hàng hóa tập trung sẽ gặp nhiều khó khăn.
4.1.2. Về khả năng sinh trưởng của bò H’Mông nuôi tại nông hộ
- Bò H’Mông có khối lượng khá lớn so với giống bò Vàng Việt Nam, so sánh ở 24 tháng tuổi khối lượng bò H'Mông con đực và con cái là 321,3 và 267,4 kg, bò Vàng ở lứa tuổi trên có khối lượng chỉ là 155 và 140 kg. Bò H’Mông thể hiện ngoại hình của bò thịt khá rõ nét, ngoại hình bò H’Mông phát triển mạnh chiều rộng, chiều sâu và chiều dài theo hướng phát triển ngoại hình của bò thịt.
- Nhóm bò đực tăng trọng khá đồng đều trong tất cả các giai đoạn: Từ
50,2 kg, điều này cho thấy đến giai đoạn từ 24 tháng tuổi trở đi khối lượng cơ
thể tăng bình quân của bò đực rất đồng đềụ Vì vậy, nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt ở giai đoạn này thì khối lượng bò đực có thể còn tăng cao hơn.
Với bò cái tăng khối lượng cơ thể thấp và không ổn định giống như bò đực, khối lượng cơ thể bò cái lúc 18 tháng đến 24 tháng tuổi tăng bình quân 11,4 kg, từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi tăng bình quân 13,3 kg. Bò cái có xu hướng tăng nhanh khối lượng từ 12 đến 18 tháng tuổi tăng 74,5 kg, sau đó giảm dần đến 24 tháng tuổi, điều này cũng lặp lại tương tự ở giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổị
Việc xác định tăng khối lượng cơ thể của bò H’Mông giúp xác định
được khoảng thời gian tăng trọng tốt nhất của cả hai nhóm bò đực và cái, bước đầu xác định và đề xuất được thời gian xuất bán trong chăn nuôi bò thịt nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người nông dân.
- Bò H’Mông được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp còn nhiều, điều này làm giảm hiệu quả trong việc chăn nuôi bò theo hướng sản xuất thịt.
4.1.3. Về sức sản xuất thịt của bò H’Mông nuôi tại nông hộ
- Khả năng cho thịt bò H’mông đạt tốt tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh cao (tỷ
lệ thịt xẻ chiếm >41%; tỷ lệ thịt tinh chiếm >32%). Đặc biệt tỷ lệ thịt loại 1 của con đực, cái chiếm cao (>45%).
- Thịt bò H'Mông có nhiều loại amino acid trong đó có những amino acid thiếu yếu như Phenyalanine, Lysine, Leucine, Isoleucine, Threonine, Valine, Methioninẹ Khảng định chất lượng thịt bò H’Mông rất giàu dinh dưỡng và không thua kém so với các loại thịt bò khác.
4.2. Đề nghị
Đề tài cần được tiếp tục theo dõi với mẫu khảo sát lớn hơn. Nghiên cứu thêm chi tiết về khẩu phần dinh dưỡng qua các giai đoạn của bò H’Mông để
có giải pháp cụ thể về việc tạo ra một khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với điều kiện của địa phương, nhằm góp phần tác động nâng cao năng suất sinh sản của bò cái H’Mông; khả năng sinh trưởng của bò H’Mông thịt.
Nhà nước cần có chương trình bảo tồn nguồn gen vì hiện nay, nhiều giống bò nhập nội đang xâm nhập vào quy trình chăn nuôi của hộ nông dân trên địa bàn huyện Mèo Vạc, đặc biệt là việc sử dụng tinh đông lạnh không có sự theo dõi nghiêm túc, sẽ làm cho tình trạng đồng huyết tăng, làm giảm năng suất và chất lượng con giống của đàn bò H’Mông trong huyện.
Trong điều kiện hiện nay, huyện Mèo Vạc cần đầu tư cơ sở vật chất cho chăn nuôi bò sinh sản cũng như bò thịt H’Mông, có kế hoạch xây dựng vùng giống đểđáp ứng các chương trình phát triển chăn nuôi về số lượng cũng như
chất lượng.
Huyện Mèo Vạc nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung cần tiếp tục hỗ
trợ về kỹ thuật, phương pháp dự trữ thức ăn thô xanh cho trâu bò trong mùa
đông, giá rét và nguồn thức ăn khan hiếm.
Cần hỗ trợ người dân về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, chống rét cho đàn trâu bò. Quảng bá cũng như tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm thịt bò H’Mông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ị TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Ân (1978), “Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế
lai trong chăn nuôi”, Những vấn Đề di truyền và công tác giống Động vật,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nộị
2. Nguyễn Văn Bình và Trần Văn Tường (2004), Giáo trình chăn nuôi trâu
bò, NXB Nông Nghiệp, Hà Nộị
3. Đặng Vũ Bình (2002), Di truyền số lượng và Chọn giống vật nuôi, Giáo
trình sau Đại học, NXB Nông nghiệp, Hà Nộị
4. Burns B. M, Gazzola C, Bell. G. T, Murphy K. J (2005), “Xác Định thị
trường Đối với bò thịt của vùng nhiệt Đới Bắc Úc”, Nâng cao kỹ năng di truyền sinh sản và lai tạo giống bò thịt nhiệt Đới, Nhà xuất bản nông