Các giống bò chuyên dụng thịt đã được nhập vào nước ta nhằm lai tạo cải tạo giống bò địa phương. Con lai đã thể hiện ưu thế lai rõ nét và phát huy
được vốn gen quý theo hướng tăng cao năng suất, chất lượng thịt trong các vùng sinh thái khác nhaụ Năng suất và chất lượng thịt của con lai hơn hẳn so với các giống bò địa phương. Có rất nhiều công thức lai giống giữa các giống bò chuyên thịt với các giống bò địa phương ở các mức độ di truyền khác nhaụ
Mục đích của lai tạo là tạo ra con lai có nhiều ưu điểm mới, nâng cao tầm vóc và khả năng cho thịt, cải thiện chất lượng thịt của các thế hệ lai trong khi vẫn giữđược những ưu thế về khả năng chịu đựng. tính thích nghi cao của các giống địa phương.
Một trong những biện pháp nhằm nâng cao khả năng sản xuất thịt trong ngành chăn nuôi bò thịt đang được áp dụng ở nước ta là lai kinh tế giữa bò
chuyên dụng thịt với bò nội trong nước. Hiện nay đàn bò Vàng Việt Nam
đang được “Sind hóa”, hoặc Zebu hóa, có nghĩa là dùng bò đực Red Sindhi, hoặc các giống bò đực thuộc nhóm bò Zebu lai giống với bò trong nước. Mục
đích là nâng cao tầm vóc của con lai F1, cải tiến năng suất, chất lượng thịt. Con lai này là cơ sở để làm tiền đề cho những bước cải tiến tiếp theo hoặc theo hướng sữa hoặc theo hướng thịt. Nhiều nghiên cứu cải tiến năng suất, chất lượng thịt được tiến hành giữa bò thịt ôn đới với bò nội mang lại hiệu quả kinh tế caọ
Nguyễn Văn Thưởng và Cs (1985) [40] tiến hành nghiên cứu dùng bò
đực Red Sindhi lai cải tạo bò Vàng Việt Nam đã nâng khối lượng của bò cái sinh sản từ 200 kg lên 270 - 280 kg, bò đực từ 250 - 280 kg lên 380 - 420 kg, tỷ lệ thịt xẻ tăng 5%.
Nguyễn Văn Thưởng và Hồ Khắc Oánh (1986) [41] nghiên cứu về lai kinh tế giữa bò đực hướng thịt ôn đới với bò Lai Sind: F1 Zebu; F1 Brown Swiss; F1 Charolais; F1 Santa Gertrudis cho khối lượng lúc 24 tháng tuổi tương ứng 223,5; 241,5; 236,2 và 241,7 kg. Tác giả cũng có nhận xét bò lai hướng thịt bước đầu phát huy tác dụng tốt ưu thế sản xuất thịt của giống bố.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Khối lượng bò thí nghiệm cao hơn đàn Lai Sind nuôi cùng điều kiện từ 48,7 - 61,5 kg. Tuy nhiên, kết quả chưa cao do mức dinh dưỡng chưa thỏa đáng, do vậy ưu thế lai chưa phát huy hết tác dụng của nó. Khi tiến hành nuôi vỗ béo con lai, các tác giả trên thu được kết quả các cặp lai đã đạt tăng khối lượng từ 400 - 622 g/con/ ngày, trong đó bò lai F1 Charolais đạt tăng khối lượng khá cao 544 - 630 g/con/ ngàỵ
Kết quả về lai tạo bò thịt ở miền Trung và Tây Nguyên (1986 - 1990) cho thấy: Các công thức lai khác nhau có ưu thế lai khác nhaụ Nếu cặp lai F1 Red Sindhi là 100% thì trong sản xuất F1Charolais 126,4%; F1 Limousine
122,79%; F1 Hereford 116,63%; F1 Simmental 120,5%. Rõ ràng lai giống đã
đưa lại hiệu quả chăn nuôi cao hơn trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng. Các nghiên cứu của Vũ Văn Nội và Cs (1995) [33] lai giữa bò cái Lai Sind với bò đực chuyên dụng thịt đã nâng cao khối lượng bê laị khối lượng bò F1 Charolais, F1 Hereford, F1 Limousine lúc 24 tháng tuổi vượt so với khối lượng F1 Red Sindhi từ 15 - 30%.
Vũ Văn Nội và Cs (1995) [33] đã tiến hành nuôi bò chuyên thịt Charolais, Simmental, Red Sindhi với bò cái Lai Sind. Con lai F1 được nuôi dưỡng bằng cỏ cắt và bánh dinh dưỡng (MUB) cho tăng trọng đối với F1 Charolais 556 g/ngày; F1 Simmental 520,0 g/ngày, F1 Red Sindhi 368 g/ngàỵ Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Văn Diện (1995) [13] đã tiến hành một số
nghiên cứu lai kinh tế bò thịt tại thành phố Hồ Chí Minh và Bảo Lộc, Lâm Đồng. Nguyễn Văn Niêm (1995) [27] nghiên cứu quy trình nuôi dưỡng bê lai F1 Charolais từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi cho thấy: Để nâng cao khối lượng giết mổ cần vỗ béo bò lai lúc 21 - 24 tháng tuổi bằng các thức ăn giàu protein và giàu năng lượng sẵn có tại địa phương.
Lê Viết Ly và Cs (2000) [22] tiến hành dự án chăn nuôi bò thịt có lãi do ACIAR tài trợ, sử dụng tinh bò đực Drought Master, Belmont Red, Red Brangus, Red Brahman phối cho cái nền Lai Sind, dự án được thực hiện tại Vĩnh Phúc và Đăk Lăk.
Đinh Văn Cải và Cs (2001) [5] nghiên cứu sinh trưởng của bê lai giữa tinh bò đực Charolais, Abondance, Tarentaise với bò cái Lai Sind đạt tăng trọng tương ứng giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi 351,79 g/con/ngày; 283,85 g/con/ngày và 270,28 g/con/ngàỵ
Hoàng Văn Trường (2001) [44] tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt của bò lai F1 (Brahman × Lai Sind) và bò lai F2 (3/4 Brahman
1/4 Lai Sind) cho kết quả tăng khối lượng tương ứng 286,6; 406,6 g/ngày trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Bình Định.
Các nghiên cứu của các tác giả Đinh Văn Cải và Cs (2001) [5] trong
điều kiện không cho bê ăn thêm thức ăn tinh. không tập ăn sớm con lai của 3 giống Charolais, Abondance và Tarentaise lúc 12 tháng tuổi đạt khối lượng lần lượt là: 164,64; 139,03 và 142,5 kg, cao hơn hẳn so với bê Lai Sind cùng tháng tuổi (126,5 kg).
Vũ Văn Nội và Cs (2001) [35] đã nghiên cứu sử dụng các nguồn thức
ăn sẵn có để vỗ béo bò nâng cao khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế. Vũ Chí Cương và Cs (2001) [8] đã tiến hành vỗ béo bò Lai Sind bằng khẩu phần rỉ mật cao 45% chất khô của khẩu phần với rơm khô, không cần cỏ
xanh cho tăng khối lượng 650 - 700 g/con/ngày, trong khi nuôi đại trà chỉ đạt 300 - 400 g/con/ngàỵ
Nguyễn Văn Hòa và Cs (2005) [18] nghiên cứu vỗ béo bò Lai Sind bằng phụ phẩm nông nghiệp cho tăng khối lượng 600 - 760 g/con/ngày; tỷ lệ
thịt xẻ tăng 43,6 lên 47,7%; tỷ lệ thịt tinh tăng từ 34,9 lên 37,6%.
Vũ Chí Cương và Cs (2007) [11] tiến hành lai tạo giữa bò chuyên dụng thịt với bò Lai Sind. con lai F1 Brahman và F1 Charolais đạt tăng trọng tương
ứng 346 - 405 g/con/ngày, nuôi vỗ béo lúc 18 tháng tuổi cho tăng khối lượng 732 - 845 g/con/ngàỵ
Vũ Chí Cương và Cs (2007) [11] nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn xơ khác nhau trong khẩu phần vỗ béo đến tăng khối lượng, hiệu quả sử dụng thức ăn của bò Lai Sind tại Đăk Lăk cho tăng khối lượng 0,583 - 0,839 kg/con/ngàỵ
Vũ Chí Cương và Cs (2008) [12] nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay
hiệu quả kinh tế của bò lai F1 Brahman nuôi vỗ béo tại Đăk Lăk cho tăng khối lượng 0,732 - 0,845 kg/con/ngàỵ
Nguyễn Quốc Đạt và Cs (1995) [13] nghiên cứu vỗ béo bò Lai Sind. Brahman, Drought Master kết quả cho thấy tăng khối lượng tương ứng 0,952; 1,183 và 1,552 kg/con/ngàỵ
Nghiên cứu nâng cao khả năng cho thịt và cải tiến chất lượng thịt bò
được tiến hành liên tục từ năm 1975 đến naỵ đây là cơ sở vững chắc cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và hạn chế nhập khẩu thịt bò. Các nghiên cứu trong nước trong thời gian qua tập trung vào hai lĩnh vực lai giữa các giống bò thịt chuyên dụng với bò địa phương và phương thức nuôi dưỡng bò lai nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng thịt.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU