2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn báo cáo hoạt động chăn nuôi bò tại các cơ quan quản lý bao gồm: Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Nông nghiệp huyện, Trạm Khuyến nông huyện, Trạm Thú y huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và thông tin từ các dự án đã triển khai trước đâỵ Nguồn thông tin này được sử dụng để đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi của huyện và các xã, thị trấn trong thời gian gần đâỵ
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp về tình hình chăn nuôi ở nông hộđược thu thập thông qua điều tra 60 hộ nông dân nuôi bò H’Mông tại thị trấn Mèo Vạc và xã Pả
Vị Thông tin được thu thập kết hợp bằng nhiều phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra và khảo sát thực tế tại hiện trường.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của bò
Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ cơ
thể hay từng bộ phận của cơ thể tại thời điểm thực hiện phép đọ Các thông số
thu được qua các lần cân, đo là biểu thị sinh trưởng tích lũy, ký hiệu là W0, W1, W2 … Wnứng với các thời điểm thực hiện phép đo t0, t1, t2 … tn.
Sinh trưởng tuyệt đối: Biểu hiện sự tăng khối lượng, kích thước cơ thể
trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức: W2 -W1
R = t2 - t1
Trong đó:
R: Sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) W1, W2: Khối lượng ban đầu và kết thúc t1 , t 2: Thời gian ban đầu và thời gian kết thúc
Sinh trưởng tương đối: Là khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau tăng lên so với thời điểm sinh trưởng trước. Độ sinh trưởng tương đối thường được biểu thị bằng đơn vị phần trăm và được tính theo công thức:
W2 – W1
R(%) = x 100 (W2 + W1) / 2
Trong đó:
W1 : Là khối lượng cân kỳđầu W2 : Là khối lượng cân cuối kỳ
- Xác định khối lượng bê bằng cách cân trực tiếp.
- Khối lượng của bò được tính dựa trên số liệu và kích thước các chiều
đo theo công thức do Viện Chăn nuôi xây dựng năm 1980: P(kg) = 89,8 x VN2 x DTC
Trong đó: P: Khối lượng của bò (kg) VN: Kích thước vòng ngực (m) DTC: Kích thước dài thân chéo (m) Phương pháp xác định kích thước các chiều đo:
- Dài thân chéo: Khoảng cách từ chỗ lồi phía trước của xương bả vai
đến phía sau của xương u ngồi (dùng thước dây).
- Vòng ngực: Chu vi quanh ngực tiếp giáp với phía sau xương bả vai, sát nách chân trước (dùng thước dây).
- Cao vây: Khoảng cách từ mặt đất đến u vai (dùng thước gậy).
- Vòng ống: Đo chu vi 1/3 phía trên của xương bàn chân trước bên trái chỗ nhỏ nhất (cm), (dùng thước dây). - Tính một số chỉ số cấu tạo thể hình: + Chỉ số dài thân (CSDT) (%) + Chỉ số khối lượng (CSKL) (%) + Chỉ số tròn mình (CSTM) (%) + Chỉ số to xương (CSTX) (%) 100 x CV DTC CSDT = 100 x CV VN CSKL = 100 x DTC VN CSTM = 100 x CV VO CSTX =
2.3.4. Phương pháp xác định năng suất thịt bò
Năng suất thịt xẻ của bò được tiến hành xác định thông qua mổ khảo sát 6 bò (3 con đực và 3 con cái). Trước khi mổ, bò được nhịn đói 24 giờ và xác định khối lượng sống. Các chỉ tiêu xác định bao gồm:
- Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ:
Khối lượng thịt xẻ là khối lượng bò sau khi đã lọc da, bỏđầu (tại xương át lát), bỏ phủ tạng (cơ quan tiêu hóa, sinh dục, hô hấp, tiết niệu, tim) và bốn vó chân (từ gối trở xuống)
Khối lượng thịt xẻ (kg) Tỷ lệ thịt xẻ (%) =
Khối lượng sống (kg) x 100
- Khối lượng và tỷ lệ thịt tinh:
Khối lượng thịt tinh (kg) = Khối lượng thịt xẻ - Khối lượng xương, mỡ
bên trong và ngoài thân thịt
Tổng khối lượng thịt tinh (kg) Tỷ lệ thịt tinh (%) =
Khối lượng sống của bò (kg)
x 100
- Khối lượng và tỷ lệ các loại thịt:
+ Loại 1: Khối lượng = (Thịt 2 đùi sau, thăn lưng, thăn chuột).
Tỷ lệ thịt loại 1 (%)= Khối lượng thịt loại 1/Khối lượng thịt tinh x 100 + Loại 2: Khối lượng = (thịt đùi trước, thịt của phần đậy lên lồng ngực, thịt cổ). Tỷ lệ thịt loại 2 (%)= Khối lượng thịt loại 2/Khối lượng thịt tinh x 100 + Loại 3: Khối lượng = (thịt của phần bụng, kẽ sườn, các loại thịt lọc ra từ thịt loại 1, 2).
Tỷ lệ thịt loại 3 (%)= Khối lượng thịt loại 3/Khối lượng thịt tinh x 100
- Khối lượng và tỷ lệ xương:
Khối lượng được xác định bằng cách cân toàn bộ xương được tách ra từ
thịt xẻ, không tính khối lượng xương chân, đầu và đuôị Khối lượng xương (kg) Tỷ lệ xương (%) =
- Khối lượng và tỷ lệ nội tạng: Khối lượng nội tạng được xác định bằng cách cân toàn bộ nội tạng sau khi đã loại bỏ phân và thức ăn (tim, gan, phổi, lách, thận, dạ dày và ruột).
Tỷ lệ nội tạng (%) = khối lượng nội tạng/khối lượng sống của bò tại thời điểm giết mổ x 100
2.3.5. Phương pháp xác định chất lượng thịt bò
Các chỉ tiêu hóa tính của thịt mông và thịt thăn của bò được xác định bằng các phương pháp:
Các chỉ tiêu hóa tính của thịt mông và thịt thăn của bò được xác định bằng các phương pháp:
- Hàm lượng vật chất khô được xác định theo phương pháp sấy khô ở
nhiệt độ (103 ± 2oC) cho đến khi khối lượng không thay đổi theo TCVN 8135-2009.
- Hàm lượng khoáng tổng số xác định theo phương pháp nung trong lò nung ở nhiệt độ 550oC trong 4,5 giờ theo TCVN 8025-2009.
- Hàm lượng protein xác định từ lượng N phân tích theo phương pháp Micro Kjeldahl theo TCVN 8134-2009.
- Hàm lượng lipid được xác định theo phương pháp Soxlhet theo TCVN 8136-2009.
- Hàm lượng Ca được xác định theo TCVN 1526-2007 - Hàm lượng P được xác định theo TCVN 1525-2001 - Hàm lượng xơđược xác định theo TCVN 4329:2007 - Xác định acid amine trên thiết bị HPLC
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được mã hóa, quản lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel và xử lý bằng phần mềm Minitab. Các tham số thống kê trình bày trong các bảng kết quả bao gồm: Dung lượng mẫu (n), trung bình cộng (mean), độ lệch chuẩn (Sd).
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng, tình hình chăn nuôi bò tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
3.1.1. Số lượng và sự phân bổđàn bò tại huyện Mèo Vạc
Chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi bò nói riêng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân của huyện Mèo Vạc. Kết quả thống kê về số lượng bò của huyện Mèo Vạc được trình bày trong hình 3.1 và bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số lượng và sự phân bố đàn bò tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (từ năm 2009-2011) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 T T Địa điểm (xã, thị trấn) Số lượng (con) So với tổng đàn cả huyện (%) Số lượng (con) So với tổng đàn cả huyện (%) So sánh (2010 /2009) (%) Số lượng (con) So với tổng đàn cả huyện (%) So sánh (2011 /2010) (%) 1 Thượng Phùng 1.226 5,11 1.320 5,11 107,67 1.486 5,47 112,58 2 Xín Cái 1.468 6,11 1.507 5,83 102,66 1.592 5,86 105,64 3 Sơn Vĩ 2.426 10,11 2.596 10,05 107,01 2.484 9,14 95,69 4 Pải Lủng 941 3,92 990 3,83 105,21 1.073 3,95 108,38 5 Pả Vi 817 3,40 985 3,81 120,56 985 3,63 100,00 6 TT Mèo Vạc 1.398 5,82 1.414 5,47 101,14 1.482 5,45 104,81 7 Tả Lủng 1.028 4,28 1.038 4,02 100,97 1.085 3,99 104,53 8 Giàng Chu Phìn 1.139 4,74 1.129 4,37 99,12 1.300 4,78 115,15 9 Cán Chu Phìn 1.447 6,03 1.471 5,70 101,66 1.653 6,08 112,37 10 Lũng Pù 1.547 6,44 1.631 6,32 105,43 1.787 6,58 109,56 11 Sủng Trà 1.206 5,02 1.596 6,18 132,34 1.480 5,45 92,73 12 Sủng Máng 1.058 4,41 1.635 6,33 154,54 1.387 5,11 84.83 13 Lũng Chinh 1.098 4,57 920 3,56 83,79 1.286 4,73 139,78 14 Khâu Vai 2.184 9,10 2.207 8,55 101,05 2.498 9,19 113,19 15 Niêm Sơn 1.463 6,09 1.693 6,56 115,72 1.622 5,97 95,81 16 Nậm Ban 861 3,59 989 3,83 114,87 960 3,53 97,07 17 Tát Ngà 971 4,04 1.048 4,06 107,93 1.157 4,26 110,40 18 Niêm Tòng 1.729 7,20 1.685 6,52 97,46 1.852 6,82 109,91 Tổng cộng: 24.007 25.854 107,58 27.169 105,20
Số lượng tăng đàn bò huyện Mèo Vạc, được biểu thị theo hình 3.1. 24007 25854 27169 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2009 2010 2011 Năm Nghìn con
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn số lượng bò từ năm 2009 đến 2011
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mèo Vạc)
Qua bảng 3.1 ta thấy: Trong vòng 3 năm trở lại đây, số lượng bò H’Mông của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tăng lên đáng kể từ 24.007 con năm 2009 lên 27.169 con năm 2011. Tương ứng với tốc độ tăng năm 2010/2009 là 7,69%; năm 2011/2010 là 5,08%.
3.1.1.1. Số lượng đàn bò H'Mông toàn huyện (từ năm 2009 đến 2011)
Hiện tại trên địa bàn huyện bò H’Mông được nuôi chiếm tỷ lệ cao so với tổng đàn, được thể hiện tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Số lượng bò H'Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc (từ năm 2009 đến năm 2011) STT Nội dung ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Tổng số bò Con 24.007 25.854 27.169 2 Bò H'Mông Con 18.725 20.102 21.205 3 Bò khác Con 5.282 5.752 5.964 4 Tỷ lệ bò H'Mông % 78,00 77,75 78,05 5 Tốc độ tăng từng năm bò H'Mông % 7,35 5,49
Kết quả ở bảng 3.2. cho thấy: Trong 03 năm (năm 2009, năm 2010 đến năm 2011) cho thấy số lượng đàn bò H'Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có số lượng khá lớn và chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số đàn bò của huyện, chiếm tỷ lệ tương ứng là 78,00%, 77,75% và 78,05%.
Số lượng bò H'Mông ở huyện Mèo Vạc có xu hướng phát triển và tăng lên hàng năm với tốc độ tăng bình quân là 6,42% (năm 2010 là 7,35% và năm 2011 là 5,49%).
3.1.1.2. Cơ cấu đàn bò H'Mông nuôi trong nông hộ tại huyện Mèo Vạc
Khảo sát tại 60 nông hộ, tại thị trấn Mèo Vạc và xã Pả Vi, kết quả cơ
cấu đàn bò H'Mông được trình bày tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Quy mô đàn bò H’Mông của các hộ điều tra Kết quả khảo sát
Tổng số hộ
khảo sát
<5 con/hộ 5-10 con/hộ >10 con/hộ
T T Địa điểm khảo sát xã, thị trấn Số hộ Số hộ Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 1 Mèo Vạc 30 22 73,3 72 50,3 6 20 46 32,2 2 6,7 25 17,5 2 Xã Pả Vi 30 25 83,4 64 62,1 4 13,3 27 26,2 1 3,3 12 11,7 Tổng số: 60 47 78,3 136 55,3 10 16,7 73 29,7 3 5 37 15 Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.3. cho thấy cơ cấu đàn bò nuôi ở các hộ
huyện Mèo Vạc có sự khác nhaụ Phổ biến nhất là quy mô <5 con/hộ (chiếm 78,3% số hộ); 5- 10 con/hộ (chiếm 16,7% số hộ); thấp nhất quy mô >10 con/hộ (chiếm 5 % số hộ).
Nguyên nhân chăn nuôi quy mô còn nhỏở 2 địa điểm trên một phần do
địa bàn có nhiều dân tộc ít người chăn nuôi theo phương thức quảng canh truyền thống, ít có sự tác động kỹ tuật, chủ yếu tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có từ tự nhiên để nuôi bò.
3.1.2. Thực trạng tình hình chăn nuôi đàn bò H'Mông tại huyện Mèo Vạc
3.1.2.1. Nguồn thức ăn sử dụng cho bò
Sử dụng nguồn thức ăn cho bò tại các nông hộđược trình bày tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Sử dụng thức ăn cho bò tại các hộ điều tra
Kết quả khảo sát TT Nguồn thức ăn Số hộ khảo sát Số hộ Tỷ lệ I Cỏ tự nhiên 60 53 88,3 II Cỏ trồng 1 Cỏ voi 60 48 80 2 Cỏ mật 60 15 25 3 Cỏ sữa 60 7 11,7
III Phụ phẩm nông nghiệp 1 Rơm lúa tươi 60 52 86,7 2 Thân cây ngô sau thu bắp 60 19 31,7
3 Lá mía tươi 60 13 21,7 IV Thức ăn bổ sung 1 Cám gạo 60 46 76,7 2 Ngô 60 35 58,3 3 Sắn khô 60 9 15 V Dự trữ, chế biến thức ăn cho bò 1 Rơm khô 60 60 100
2 Thân lá cây ngô khô 60 39 65
3 Rơm ủ urea 60 4 6,7
4 Thân lá cây ngô ủ urea 60 1 1,7 Qua kết quả ở bảng 3.4. cho thấy: Nguồn thức ăn sử dụng cho bò nuôi tại huyện Mèo Vạc là tổng hợp nhiều loại thức ăn, gồm: Cỏ tự nhiên, cỏ
trồng, phụ phẩm nông nghiệp và cả thức ăn tinh bổ sung thêm.
Kết quả khảo sát nguồn thức ăn sử dụng cho bò nuôi tại địa phương, cho thấy:
- Nguồn cỏ tự nhiên: Có 88,3% số hộ chăn nuôi sử dụng - Nguồn cỏ trồng
+ Có 80,0% số hộ chăn nuôi sử dụng cỏ voi + Có 25,0% số hộ chăn nuôi sử dụng cỏ mật
+ Có 11,7% số hộ chăn nuôi sử dụng cỏ sữa - Phụ phẩm nông nghiệp:
+ Có 86,7% số hộ sử dụng rơm lúa tươi
+ Có 31,7% số hộ sử dụng thân cây ngô sau thu hoạch + Có 21,7% số hộ sử dụng lá mía khô
- Nguồn thức ăn tinh bổ sung: + Có 76,7% số hộ sử dụng cám gạo + Có 58,3% số hộ sử dụng ngô + Có 15% số hộ sử dụng sắn khô
Và có nhiều hộ đã chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho bò: 65% số hộ
(đối với thân lá cây ngô khô), 100% số hộ (đối với rơm khô).
3.1.2.2. Điều kiện chuồng trại và công tác thú y đối với chăn nuôi bò tại huyện Mèo Vạc huyện Mèo Vạc
Điều kiện chuồng trại và các biện pháp thú y tại các nông hộđược trình bày tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Chuồng trại và các biện pháp thú y cho chăn nuôi bò
Kết quả khảo sát TT Nội dung khảo sát Số hộ Tỷ lệ A Chuồng trại (tổng số hộ khảo sát) 60 100 I Không có chuồng trại 0 0 II Có chuồng trại 60 100 1 Kiên cố 30 50 2 Bán kiên cố 15 25 3 Thô sơ 15 25 B Vệ sinh thú y (tổng số hộ khảo sát) 60 100 I Tiêm phòng 1 Số hộ có tiêm phòng hàng năm 45 75 2 Số hộ không tiêm phòng hàng năm 15 25 II Tẩy ký sinh trùng 1 Số hộ có tẩy nội ký sinh trùng 21 35 2 Số hộ có tẩy ngoại ký sinh trùng 35 58,3
Đàn bò nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được nuôi trong điều kiện có sự đầu tư về chuồng trạị
Qua kết quả ở bảng 3.5. cho thấy: 100% các hộ đều có chuồng nuôi bò. Tỷ lệ hộ có chuồng bò kiên cố chiếm 50%, chuồng bò bán kiên cố là 25% trong khi đó vẫn còn tới 25% số hộ sử dụng chuồng thô sơ.
Về vệ sinh thú y: Tỷ lệ bò được tiêm phòng đạt 75%, đây là tỷ lệ tương
đối caọ Theo báo cáo của trạm thú y huyện, các năm từ 2008 đến 2011 chưa xuất hiện dịch lở mồm long móng trên địa bàn toàn huyện. Việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất tẩy trừ nội, ngoại ký sinh trùng chỉ đạt mức trung bình và thấp. Điều này chứng tỏ phương thức chăn nuôi quảng canh của người dân ở đây còn phổ biến rộng và chưa có sựđầu tư kỹ thuật thỏa đáng cho đàn bò.
3.1.2.3. Hệ thống khuyến nông
Hệ thống khuyến nông viên của huyện có 18 người, trung bình mỗi xã và thị trấn có 1 người, mỗi thôn có 1-2 cộng tác viên khuyến nông. Với đội ngũ khuyến nông viên nói trên trạm khuyến nông có thể đảm nhiệm công việc triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật về phương pháp dự trữ chế biến thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp (đặc biệt hữu ích trong điều kiện khí hậu lạnh vào mùa đông của Mèo Vạc), kỹ thuật trồng cỏ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò cho cán bộ khuyến nông thôn bản và người chăn nuôị Tuy nhiên trong quá trình điều tra nhanh tại nông hộ, chúng tôi chưa thấy có nông hộ nào phối giống cho bò của mình bằng thụ tinh nhân tạo nên việc áp dụng những tiến bộ
mới về giống sẽ còn có những hạn chế.
Nhận xét: Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét chung như sau: