1.4.1.1. Vị trí địa lý
Mèo Vạc là một huyện vùng cao núi đá, biên giới của tỉnh Hà Giang, thuộc cao nguyên Đồng Văn. Phía Bắc của huyện giáp với Trung Quốc và huyện Đồng Văn (Hà Giang); phía Đông giáp với huyện Bảo Lạc (Cao Bằng); phía Tây và phía Nam giáp với huyện Yên Minh (Hà Giang). Huyện có đường biên giới Quốc gia tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc.
1.4.1.2 Điều kiện khí hậu
Khí hậu ở Mèo Vạc rất khắc nghiệt, rét đậm kèm theo hanh khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm saụ
1.4.1.3 Địa hình đất đai
Địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn, chủ yếu là núi đá. Tổng diện tích đất tự nhiên 57.668,61 ha, trong đó: Đất nông nghiệp chiếm khoảng 28,27%, đất lâm nghiệp chiếm 34,70%, đất đồi núi chiếm 17,29%, đất
Độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 1.150m, đỉnh cao nhất 1.900m, thấp nhất 275m. Độ dốc trung bình từ 25o - 35o, có nhiều ngọn núi độ dốc hơn 60ọ Địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, do đó đã hạn chế sự giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội giữa các trong vùng trong huyện.
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.4.2.1. Tiềm năng kinh tế
Đất nông nghiệp huyện Mèo Vạc phân bố rải rác ở các thung lũng hẹp, còn lại là đồi núi đá vôi đặc trưng cho địa hình cao nguyên đá Đồng Văn.
Đất đai ở Mèo Vạc chỉ trồng được ngô, đậu tương và các loại cây dược liệu, cây ăn quả như: Tam thất, hồđào, lê, mận, đào … và chăn nuôi đại gia súc như: Bò (Mèo Vạc là đầu mối cung cấp bò thịt và bò giống lớn nhất trong khu vực), ngựạ Mèo Vạc lại có tiềm năng phát triển nghề nuôi ong. Rừng ở khu vực Mèo Vạc thường có các loại cây lấy gỗ thuộc nhóm tứ thiết như trai, nghiến …
Huyện có 2 nhánh sông nhỏ của Sông Gâm là sông Nho Quế và sông Nhiệm. Hiện nay, trên sông Nho Quế đang triển khai xây dựng 3 nhà máy Thuỷ điện là Nho Quế 1, Nho Quế 2 và Nho Quế 3 với tổng công suất lắp máy 210 MW; trên sông Nhiệm quy hoạch xây dựng 01 nhà máy Thuỷ điện có công suất lắp máy khoảng 7,2MW. Khi các nhà máy này hoàn thành sẽ
góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Huyện Mèo Vạc có một số loại khoáng sản có khả năng khai thác ở quy mô nhỏ như: Ăngtimon, chì-kẽm, sắt, bôxitnhôm. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 03 cơ sở tuyển luyện quặng ăngtimon tại xã Giàng Chu Phìn, Khâu Vai, Sơn Vĩ cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩụ
1.4.2.2. Văn hoá, xã hội
Huyện Mèo Vạc có 01 thị trấn và 17 xã, 199 thôn bản tổ dân phố, với gần 7,3 vạn người (13.825 hộ), 16 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Mông chiếm 77,19%,... Cư dân ở đây sống rải rác trên các sườn núi hoặc các
thung lũng, quần tụ theo dân tộc, dòng họ. Mật độ dân số gần 125 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,78%.
- Lao động: Số lao động trong độ tuổi ước khoảng 38.656 người, chiếm gần 53,75% dân số.
Mèo Vạc là một trong những địa phương người H’Mông chọn làm nơi
định cư đầu tiên khi đến Việt Nam.
Người H’Mông ở Mèo Vạc sống rải rác trên các triền núi cao, hầu hết bà con dân tộc ở Mèo Vạc đều sử dụng đá để xếp quanh nhà, biến nơi trú ngụ
thành pháo đài vững chắc.
Với nền văn hoá lâu đời, nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội sinh động như: Chợ tình Khau Vai mỗi năm chỉ có một lần vào dịp 27/3 âm lịch; các làn điệu dân ca, múa hát truyền thống của người Lô Lô, người Mông, người Dao, người Giấy … Mèo Vạc là huyện nằm trên Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu, một cảnh quan thiên nhiên
độc đáo với những dãy núi đá tai mèo, đỉnh Mã Pì Lèng, các di tích khảo cổ, … là nơi hấp dẫn du khách thăm quan và nghiên cứu các bản sắc văn hoá dân tộc.