- Bò H’Mông có khối lượng khá lớn so với giống bò Vàng Việt Nam, so sánh ở 24 tháng tuổi khối lượng bò H'Mông con đực và con cái là 321,3 và 267,4 kg, bò Vàng ở lứa tuổi trên có khối lượng chỉ là 155 và 140 kg. Bò H’Mông thể hiện ngoại hình của bò thịt khá rõ nét, ngoại hình bò H’Mông phát triển mạnh chiều rộng, chiều sâu và chiều dài theo hướng phát triển ngoại hình của bò thịt.
- Nhóm bò đực tăng trọng khá đồng đều trong tất cả các giai đoạn: Từ
50,2 kg, điều này cho thấy đến giai đoạn từ 24 tháng tuổi trở đi khối lượng cơ
thể tăng bình quân của bò đực rất đồng đềụ Vì vậy, nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt ở giai đoạn này thì khối lượng bò đực có thể còn tăng cao hơn.
Với bò cái tăng khối lượng cơ thể thấp và không ổn định giống như bò đực, khối lượng cơ thể bò cái lúc 18 tháng đến 24 tháng tuổi tăng bình quân 11,4 kg, từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi tăng bình quân 13,3 kg. Bò cái có xu hướng tăng nhanh khối lượng từ 12 đến 18 tháng tuổi tăng 74,5 kg, sau đó giảm dần đến 24 tháng tuổi, điều này cũng lặp lại tương tự ở giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổị
Việc xác định tăng khối lượng cơ thể của bò H’Mông giúp xác định
được khoảng thời gian tăng trọng tốt nhất của cả hai nhóm bò đực và cái, bước đầu xác định và đề xuất được thời gian xuất bán trong chăn nuôi bò thịt nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người nông dân.
- Bò H’Mông được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp còn nhiều, điều này làm giảm hiệu quả trong việc chăn nuôi bò theo hướng sản xuất thịt.