Sinh trưởng tích lũy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của Bò H''''''''Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (Trang 63)

Khối lượng là một đặc trưng của quá trình sinh trưởng, khối lượng của bê H’Mông (với số lượng theo dõi là 25 bê đực và 25 bê cái) được theo dõi từ

sơ sinh đến 12 tháng tuổị Kết quảđược trình bày ở bảng 3.11 và hình 3.6.

Bảng 3.11. Khối lượng bê ở các lứa tuổi

ĐVT: kg

Giai đoạn Tính biệt TB ± Sd Cv (%) Min Max

Đực (n=25) 21,2a ± 0,91 4,27 19,73 22,6 Sơ sinh Cái (n=25) 18,2b ± 0,67 3,68 17,3 19,7 Đực (n=25) 72,2a ± 1,51 2,10 69,3 74,4 3 tháng Cái (n=25) 69,8b ± 2,11 3,03 64,4 73,1 Đực (n=25) 119,9a ± 2,83 2,36 115,7 127,6 6 tháng Cái (n=25) 114,8b ± 1,42 1,24 112,8 117,8 Đực (n=25) 187,0a ± 2,27 1,21 183,1 190,9 12 tháng Cái (n=25) 181,5b ± 1,84 1,02 177,2 185,1

Các số trung bình mang chữ cái a,b theo cột của từng lứa tuổi khác nhau ở mức ý nghĩa P<0,05 0 40 80 120 160 200 Sơ sinh 3 6 12 tháng kg Đực Cái

Khối lượng sơ sinh là một tính trạng chịu ảnh hưởng di truyền của phẩm giống. Các giống khác nhau có khối lượng sơ sinh khác nhaụ Hệ số di truyền của tính trạng khá cao h2 = 0,34 - 0,41 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [39]. Hệ số

biến động của tính trạng khối lượng sơ sinh biến động từ 11,05% đến 12,99%, bê sinh ra tương đối đồng đềụ Kết quả theo dõi của chúng tôi thu được cho thấy: Lúc sơ sinh, khối lượng của bê đực là 21,2 kg, bê cái là 18,2 kg (P<0,05)

đến tháng 12 khối lượng bê đực là 187,0 kg và bê cái là 181,5 kg (P<0,05).

Realini C. Ẹ và cs (2005) [70] cho biết: Khối lượng sơ sinh của bò Red Sindhi 22kg; Simm (1998) [72] cho thấy khối lượng sơ sinh của các giống bò thịt phụ thuộc phẩm giống rõ rệt Charolais 42,9 kg, Simmental 40,3 kg, Limousin 37 kg và Aberdeen Angus 31,7 kg. Tác giả cho rằng: Khối lượng sơ sinh liên quan chặt chẽ tới khối lượng của bê ở 200 và 400 ngàỵ So sánh với kết quả ở ngoài nước thì kết quả của chúng tôi thấp hơn rất nhiều một phần do giống và sự ảnh hưởng của khẩu phần nuôi dưỡng khác nhaụ Theo Phocas và Laloe (2004) [68], khối lượng sơ sinh của Charolais, Limousin và Blonde tương ứng 47,1; 39,5 và 46,2 kg. Kết quả về khối lượng sơ sinh trong thí nghiệm thu được ở bò lai F1 (Brahman×Lai Sind) và F1 (Charolais × Lai Sind) thấp hơn kết quả trên có thể là do tầm vóc hạn chế của

đàn bò cái Lai Sind tham gia lai tạo so với các giống bò thịt chuyên dụng. Nghiên cứu của Lê Quang Nghiệp (1984) [29] cho thấy: F1 (Zebu×Bò Vàng) có khối lượng sơ sinh 18,10 - 19,01 kg tương đương so với kết quả của chúng tôị Vũ Văn Nội (1994) [31] cho biết: F1 Zebu; F1 Charolais; F1 Brown Swiss có khối lượng sơ sinh tương ứng 20,5; 21,5 và 21,7 kg. Phạm Văn Quyến (2001) [36] cho biết: Bò F1 Charolais; F1 Hereford; F1 Simmental và Lai Sind có khối lượng sơ sinh tương ứng 20,25; 20,06 và 19,78 kg. Hoàng Văn Trường (2001) [44] nghiên cứu trên bò F1 Brahman và F2 ¾ Brahman cho biết: Khối lượng sơ sinh tương ứng 21,2 kg và 20,8 kg cao hơn so với kết quả của chúng tôị

Đinh Văn Cải (2006) [6] cho biết: Khối lượng bê Drought Master nuôi ở

các địa phương khác nhau cho kết quả từ 19,9 kg đến 27,2 kg. Đinh Văn Tuyền và Cs (2008) [45] cho kết quả khối lượng sơ sinh của bê Brahman và bê Droughtmaster là 21,6 và 20,7kg. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng bò cái mang thai là một vấn đề quan trọng liên quan tới khối lượng sơ sinh của bê laị Khối lượng sơ sinh là một tính trạng có hệ số di truyền cao song nó cũng là một tính trạng chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng bò mẹ mang thaị Vì vậy, cùng một giống đực nhưng trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng bò cái mang thai kém sẽ cho khối lượng sơ sinh thấp.

Lê Viết Ly và Vũ Văn Nội (1996) [34] cho biết: F1 Charolais lúc 12 tháng tuổi nuôi chăn thả là 121 kg, nuôi có bổ sung thức ăn tinh đạt 173 kg, tương ứng bê F1 Hereford đạt 126,9; 145,8 kg; bê F1 Simmental 130 và 168 kg. Đinh Văn Cải và Cs (2001) [5] cho biết: Bê F1 Charolais lúc 12 tháng đạt khối lượng 164,6 kg, F1 Abondance 139 kg; bê F1 Tarentaise 142,5 kg và bê Lai Sind 126,5 kg. Phạm Văn Quyến (2001) [36] cho biết: F1 Charolais đạt 150,75 kg; F1 Hereford 142,63 kg; F1 Simmental 138,86 kg và Lai Sind 114,75 kg. Các nghiên cứu trên cho kết quả thấp hơn đáng kể so với kết quả

mà chúng tôi thu được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của Bò H''''''''Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)