Kích thước cao vây của bê H’Mông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của Bò H''''''''Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (Trang 55)

Kết quả xác định kích thước cao vây được trình bày ở bảng 3.6 và hình 3.2.

Bảng 3.6. Cao vây của bê H’Mông ở các lứa tuổi

Giai đoạn Tính biệt Cao vây (cm) Cv (%) Min Max

Đực (n=25) 61,1a ± 1,00 1,64 59,8 62,5 Sơ sinh Cái (n=25) 60,6a ± 0,67 1,10 59,2 61,3 Đực (n=25) 73,2a ± 0,52 0,71 71,9 73,7 3 tháng Cái (n=25) 72,0b ± 0,64 0,88 70,8 72,9 Đực (n=25) 88,6a ± 0,64 0,73 87,4 89,3 6 tháng Cái (n=25) 87,3b ± 1,02 1,17 85,3 88,6 Đực (n=25) 102,7a ± 0,57 0,55 101,6 103,5 12 tháng Cái (n=25) 100,5b ± 0,73 0,73 99,7 101,9

Các số trung bình mang chữ cái a,b theo cột của từng lứa tuổi khác nhau ở mức ý nghĩa P<0,05

0 20 40 60 80 100 120 Sơ s inh 3 6 12 tháng cm Đực Cái

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn sự phát triển cao vây của bê H’Mông ở các lứa tuổi

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Lúc sơ sinh, 3 tháng, 6 tháng tuổi cao vây của bê đực lần lượt là: 61,1; 73,2 và 88,6 cm, ở bê cái đạt tương ứng 60,6; 72,0 và 87,3 cm. Cao vây của bê đực cao hơn bê cái cùng tháng tuổi tương

ứng. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lúc 12 tháng tuổi, cao vây của bê đực và cái lần lượt là 102,7 và 100,5 cm. Mức độ sai khác giữa 02 tính biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Như vậy, chúng tôi nhận thấy cao vây

của bê đực luôn cao hơn bê cái trong các giai đoạn phát triển. Điều này thể

hiện rõ sự sai khác ở tính biệt trong sinh trưởng của bê H’Mông: Con đực luôn lớn nhanh hơn bê cái trong điều kiện nuôi dưỡng tốt của bò mẹ và sự

chăm sóc của hộ chăn nuôị

Trong một nghiên cứu trước đó, Nguyễn Văn Thưởng và cs (1985) [40] cho biết: Khi sử dụng bò Zebu, giống Red Sindhi lai cải tạo bò địa phương chiều cao vây tăng 8,6% - 8,7% so với bò Vàng. Theo Phạm Văn Quyến (2001) [36] kích thước chiều cao vây ở bò F1 Charolais, F1 Hereford, F1 Simmental và Lai Sind tại miền Đông Nam Bộ lúc 12 tháng tuổi tương ứng 112,13; 110,25; 106,27 và 104,5 cm. Tác giả Vũ Văn Nội (1994) [31] nghiên cứu trên bò F1 Zebu; F1 Charolais; F1 Santa Gertrudis và F1 Brown Swiss cho

kết quả chiều cao vây tương ứng 112; 113; 112 và 115 cm lúc 18 tháng tuổị Fordyce (1999) [56] cho thấy bò Brahman lúc sơ sinh, 12, 24 tháng có kích thước cao vây tương ứng 106,2; 120,2 và 131,6 cm.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chiều cao vây của bò H’Mông trong giai đoạn trước 12 tháng tuổi không chênh lệch so với các nghiên cứu trước đó trên nhiều giống bò khác nhaụ Từ đó chúng tôi đưa ra nhận định ban

đầu là bò H’Mông nuôi tại Mèo Vạc có chiều cao vây trong giai đoạn từ sơ

sinh đến 12 tháng tuổi không thua kém gì so với các giống bò thịt đang nuôi tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của Bò H''''''''Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)