Việt Nam
Từ những kinh nghiệm xây dựng thương hiệu ở một số ngân hàng trong và ngoài nước, có thể rút ra bài học đối với NHNo&PTNTVN như sau:
Một là, việc nâng cao nhận thức cho nhân viên các cấp về tầm quan trọng của thương hiệu và xây dựng thương hiệu là công việc đầu tiên quan trọng, có tính chất quyết định đến hiệu quả xây dựng thương hiệu. Đó không chỉ là nhiệm vụ của ban lãnh đạo hay các nhân viên phòng Marketing mà là nhiệm vụ chung của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Từ người bảo vệ, nhân viên trông giữ xe đến các cán bộ nghiệp vụ,... đều phải có sự gắn kết trong việc giữ gìn hình ảnh, uy tín của ngân hàng trong lòng khách hàng.
Hai là, luôn coi khách hàng là trọng tâm trọng mọi quyết định. Từ việc
quảng cáo, thiết kế logo, đến các sản phẩm dịch vụ phải luôn thỏa mãn nhu cầu, đặc điểm của khách hàng.
Ba là, xây dựng thương hiệu phải được coi là một khoản đầu tư chiến
lược chứ không phải chi phí. Các ngân hàng cần dành một ngân sách thích hợp cho hoạt động xây dựng thương hiệu, tùy theo quy mô, tiềm lực, mục tiêu của mỗi ngân hàng. Có như thế công tác xây dựng thương hiệu mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Bốn là, tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng, các chương
trình quảng cáo, PR, các dự án phát triển cộng đồng để quảng bá và tạo sự nhận biết, trung thành cho khách hàng. Đặc biệt, nên khuyến khích nhân viên tham gia vào hoạt động cộng đồng để tạo niềm tin, hình ảnh riêng cho ngân hàng.
Năm là, xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, thường xuyên,
đòi hỏi phải có sự đầu tư, chuẩn bị một cách thích đáng.
Kết luận
Chương 1 đã đi sâu phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng thương hiệu của ngân hàng thương mại làm cơ sở để đánh giá thực trạng chương 2. Đồng thời chương 1 cũng tổng hợp một số kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của một số ngân hàng thế giới như Ngân hàng Deutsche, Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam. Qua đó có thể rút ra kinh nghiệm đối voiứ NHNo&PTNTVN để việc ứng dụng công tác xây dựng thương hiệu mang lại hiệu quả cao.
CHƯƠNG 2