Hoàn thiện chiến lược nhân lực.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương hiệu Xây dựng thương hiệu ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80)

NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐCTẾ

3.3.6. Hoàn thiện chiến lược nhân lực.

đội ngũ cán bộ của chính doanh nghiệp đó. Vì thế, mỗi NHTM cần coi nguồn nhân lực như một tài sản quan trọng nhất của ngân hàng để từ đó có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Chiến lược nhân lực của một NHTM nhằm kế hoạch hóa nguồn nhân lực, bao gồm: tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của NHTM. Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của NHNo&PTNTVN cần thực hiện theo các hướng sau:

- Về tuyển dụng:

+ NHNo&PTNTVN cần ban hành quy chế tuyển dụng chặt chẽ, công khai, minh bạch, theo hướng: kế hoạch tuyển dụng được xây dựng phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, gắn với năng suất lao động, quỹ lương; tiêu chuẩn tuyển dụng phải phù hợp với tính chất công việc, nghiệp vụ cần tuyển. Đặc biệt, việc tuyển dụng con cán bộ nhân viên NHNo&PTNT cũng như một số trường hợp ngoại lệ phải có tiêu chuẩn quy định rõ ràng, công khai, minh bạch.

+ Tổ chức thi tuyển nghiêm túc, đặc biệt đối với đối với bộ phận cần nhân lực có chất lượng cao.

+ Tạo cơ hội cho các sinh viên mới ra trường đầy lòng nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, sẵn sàng cống hiến, phục vụ ngân hàng.

-Về đào tạo:

NHNo&PTNTVN phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng theo hướng tổng hợp, chuyên sâu, đa năng vì họ là người thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng, là người trực tiếp xử lý các mối quan hệ với khách hàng. Cụ thể là:

+ Xây dựng chương trình đào tạo có trọng tâm, hiệu quả, tiết kiệm. Tránh việc tổ chức tập huấn, khảo sát, tham quan tràn lan, không có nội dung chính, lãng phí cả tiền bạc và thời gian.

+ Trong chương trình đào tạo, ngoài đào tạo các nghiệp vụ, chuyên môn một cách thuần thục, NHNo&PTNTVN cần đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng Marketing, kỹ năng

giao tiếp cho mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng. Kỹ năng giao tiếp không chỉ quan trọng và cần thiết đối với cán bộ giao dịch hay những người làm ở bộ phận chăm sóc khách hàng mà ngay cả những cán bộ nghiệp vụ, từ cán bộ tín dụng, cán bộ thanh toán đến nhân viên tư vấn, cán bộ thẩm định... cũng cần có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng mới mong giữ chân được khách hàng truyền thống và có khả năng phát triển thêm các khách hàng mới.

+ Đối với các cán bộ có kinh nghiệm, làm việc lâu năm tại ngân hàng cần có chính sách đào tạo hội nhập. Muốn vậy, NHNo&PTNTVN phải đưa ra cơ hội nghề nghiệp, các chế độ ưu đãi, bảo đảm phúc lợi, tạo sự gắn kết với ngân hàng. Đặc biệt đầu tư đào tạo có định hướng cho các cán bộ trẻ, cán bộ mới và những cán bộ có tâm huyết với ngân hàng nhằm thiết lập hệ thống cán bộ lãnh đạo, chủ chốt trong tương lai.

+ Bên cạnh việc đào tạo trong nước, NHNo&PTNTVN nên cử các đoàn khảo sát học tập về nghiệp vụ ở nước ngoài; cần gửi cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ, cán bộ về Marketing sang thực tập và học ở các ngân hàng đối tác nước ngoài để học hỏi và nâng cao kinh nghiệm.

Hàng năm, Ngân hàng cần tiến hành đánh giá, sàng lọc đội ngũ cán bộ nhân viên thông qua hình thức thi hoặc có những hình thức thi tuyển vào những vị trí lãnh đạo để thu hút các cán bộ công nhân viên, đồng thời phát hiện và đào tạo kịp thời những cán bộ nhân viên giỏi, có triển vọng.

- Tăng cường đầu tư nhân sự cho thương hiệu

Đội ngũ cán bộ làm công tác thương hiệu của NHNo&PTNTVN hiện nay còn làm việc kiêm nhiệm, chức năng nhiệm vụ không rõ ràng, hơn nữa, lại không được đào tạo một cách bài bản. Để thương hiệu ngày càng phát triển, ngân hàng cần phải thành lập bộ phận chuyên trách với những cán bộ am hiểu về Marketing ngân hàng, vững kiến thức thương hiệu. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và khách hàng, đánh giá tác động của hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại đến quản lý giám sát việc sử dụng thương hiệu, đề xuất những biện pháp nhằm phát triển thương hiệu.

Ngoài ra ngân hàng cũng cần có chiến lược dài hạn về thương hiệu, cần cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài hoặc tham gia các khóa học về xây dựng hoặc quảng bá thương hiệu.

- Tạo môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý

+ Tạo cho nhân viên môi trường làm việc tốt là chính sách hàng đầu của các ngân hàng lớn trên thế giới. Môi trường làm việc tốt là ở đó nhân viên được làm việc tận tâm, năng động, sáng tạo, mối quan hệ giữa nhân viên cởi mở, thẳng thắn, chân thực. Khi đó, người lao động sẽ xem ngân hàng là nhà, cống hiến hết mình với thái độ và trách nhiệm lao động tốt nhất.

+ Xây dựng chính sách ưu đãi người lao động kết hợp giữa khuyến khích ngắn hạn (lương, thưởng...) nhằm thu hút, kích thích được đội nhân viên và các khuyến khích mang tính dài hạn như quyền mua cổ phiếu... nhằm tạo động lực cho người lao động. Đối với những người tài, giỏi; những nghiệp vụ hiện đại đòi hỏi trình độ cao, Ngân hàng cần phải có chính sách ưu đãi, khuyến khích riêng để giữ họ, đồng thời cũng là mục tiêu để những nhân viên khác phân đấu.

Hiện nay, cạnh tranh giữa các NHTM về nguồn lực đang diễn ra gay gắt. Tình trạng “chảy máu chất xám” là chuyện thường thấy ở các ngân hàng. Đồng thời, khi quá trình hội nhập diễn ra, các ngân hàng và doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng trả lương hậu hĩnh cũng như các chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt để thu hút nhân viên có trình độ cao. Nắm bắt được xu thế này, NHNo&PTNTVN phải có chiến lược thu hút cán bộ có trình độ và kinh nghiệm để tránh được áp lực cạnh tranh từ ngân hàng khác về ngân hàng mình. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên quan tâm tới đội ngũ sinh viên giỏi, xuất sắc tại các khối trường kinh tế thông qua hình thức liên kết, tặng học bổng để thu hút họ về làm việc tại ngân hàng sau khi ra trường. Đội ngũ nhân tài rất quan trọng vì họ sẽ tạo ra sức cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ cho Ngân hàng.

+ Bên cạnh việc thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm cá nhân, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng, NHNo&PTNTVN cần chăm lo cả đời

sống tinh thần để người lao động gắn bó với Ngân hàng. Khi đó, mỗi cán bộ viên chức sẽ nhận thức và mong muốn đóng góp nhiều hơn cho NHNo&PTNTVN vì sự tăng trưởng của ngân hàng gắn với cuộc sống đi lên của họ.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương hiệu Xây dựng thương hiệu ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w