NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.3.2. Nguyên nhân của tồn tạ
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
+ Do hoàn cảnh ra lịch sử ra đời là một ngân hàng chuyên doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trải qua một thời kỳ dài hoạt động mang tính chính sách là chủ yếu đã làm mất hẳn tính chủ động trong kinh doanh của một NHTM. Ban lãnh đạo ngân hàng gần như chỉ quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp, nông thôn được nhà nước giao, và văn hóa đó đã ăn sâu vào cội rễ của cả một hệ thống mà không phải dễ thay đổi trong
một sớm một chiều. Kết quả là ngân hàng hoạt động như đúng với tên gọi của nó mà không có nhiều chiến lược phát triển sản phẩm nào đặc sắc, khác biệt, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tối đa. Đây là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng, quảng bá thương hiệu NHNo&PTNTVN.
+ Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, đặc biệt còn thiếu những luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, luật quảng cáo,... Môi trường pháp lý để triển khai các dịch vụ mới như thanh toán điện tử, các dịch vụ ngân hàng điện tử còn chưa thuận lợi. Luật quảng cáo đang trong thời gian dự thảo, chưa chính thức,... Điều này gây khó khăn cho công tác quảng bá và xây dựng thương hiệu.
+ Tính hợp tác giữa các NHTM chưa cao. Các ngân hàng nước ta hiện nay hoạt động còn độc lập, chưa có sự liên kết, chia sẻ với nhau về thông tin, kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản trị điều hành, tìm hiểu khách hàng,... Mặt khác, sự hợp tác giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài về cung ứng sản phẩm và quảng bá thương hiệu còn hạn chế. Do đó, công tác xây dựng thương hiệu mang lại kết quả chưa cao.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
NHNo&PTNTVN được hình thành và phát triển trong tiến trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, NHNo&PTNTVN còn thiếu các yếu tố kinh doanh trong điều kiện mới và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cụ thể là:
+ Bản thân đội ngũ lãnh đạo ngân hàng còn thiếu kiến thức về xây dựng thương hiệu. Hoạt động đầu tư và đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức thương hiệu cho đội ngũ cán bộ nhân viên chưa được quan tâm đúng mức.
+ Hoạt động xây dựng thương hiệu của ngân hàng thiếu sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những công ty chuyên về xây dựng thương hiệu. Do
đó, kết quả mang lại còn hạn chế.
+ NHNo&PTNTVN có vốn điều lệ là 10.450 tỷ đồng. Mức vốn điều lệ của NHNo&PTNTVN thuộc loại lớn của Việt Nam nhưng cũng chỉ đạt mức trung bình so với các NHTM trong khu vực. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đầu tư vốn vào những dự án lớn, hạn chế khả năng mở rộng mạng lưới và áp dụng công nghệ thông tin.
+ Vấn đề thông tin trong hệ thống NHNo&PTNTVN thường chậm chạp, không hiệu quả. Quyết định kinh doanh thường phải nhanh nhạy trên cơ sở thông tin kịp thời. Trong khi đó, với hệ thống rộng lớn, chế độ thông tin yếu, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
+ Chi phí dành cho hoạt động Marketing cũng như công tác xây dựng thương hiệu còn nhỏ nên việc thực thi các hoạt động mang lại kết quả chưa cao.
Kết luận
Qua đánh giá tình hình xây dựng thương hiệu của NHNo&PTNTVN trong giai đoạn 2005-2008 có thể thấy, ngân hàng đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xây dựng thương hiệu và bước đầu tạo uy tín, hình ảnh và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện những hoạt động đó còn tương đối hạn chế so với tiền năng của NHNo&PTNTVN, hạn chế so với các ngân hàng nước ngoài và với yêu cầu của quá trình hội nhập. Vì vậy, nghiên cứu và đề ra các giải pháp xây dựng thương hiệu NHNo&PTNTVN để nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập với nền tài chính ngân hàng khu vực và thế giới là hết sức cần thiết.
CHƯƠNG 3