Xu hướng xây dựng thương hiệu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương hiệu Xây dựng thương hiệu ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66)

NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐCTẾ

3.1.2. Xu hướng xây dựng thương hiệu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nam

Trong xu thế hội nhập, các NHTM Việt Nam đang ra sức xây dựng thương hiệu cho chính mình. Bởi lẽ, họ hiểu rằng chỉ có thương hiệu mạnh mới có thể cạnh tranh và tồn tại trên thị trường, đồng thời, lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng cũng là lĩnh vực được xây dựng trên cơ sở lòng tin được hình thành qua thời gian. Vì vậy, hệ thống NHTM đã bắt đầu chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu đến với mọi đối tượng khách hàng qua nhiều kênh khác nhau và xây dựng thương hiệu cho mình thông qua các hoạt động sau:

- Một số ngân hàng đã thiết kế lại logo, biểu tượng của mình như ngân hàng Công thương, ngân hàng Kỹ thương để tạo dấu ấn riêng. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã bước đầu quan tâm đến quảng bá thương hiệu ra thị trường quốc tế bằng cách đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng đầu tiên đăng ký bảo hộ thương hiệu tại thị trường Mỹ. Logo, biểu tượng của các ngân hàng ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn trên trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ truyền hình, báo, tạp chí, Internet,... đến panô quảng cáo trên các tuyến đường giao thông, ở các hoạt động văn hóa, thể thao.

- Xây dựng thương hiệu thông qua chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ. Hệ thống sản phẩm dịch vụ của các NHTM luôn được cải tiến, giảm thiểu tối đa các quy định về thủ tục gây phiền hà cho khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác hài lòng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ. Tiêu biểu là các NHTM cổ phần với sự phát triển của các dịch vụ cho vay tiêu dùng, dịch vụ đăng ký và làm thủ tục vay vốn qua Internet, dịch vụ làm thủ tục vay vốn trong vòng 24h...

- Nhiều ngân hàng tổ chức những chương trình truyền thông hoành tráng chỉ để truyền tải những yếu tố về hệ thống định dạng thương hiệu, ý nghĩa của thương hiệu

hay giá trị của thương hiệu. Mỗi ngân hàng đang tìm ra những thế mạnh riêng và tự xác định một phân khúc thị trường phù hợp. Ví dụ như logo của VP Bank có màu xanh lá cây hoặc vàng, logo của Techcombank với hai màu trắng và đỏ hoặc An Bình Bank có màu xanh kết hợp với da cam trẻ trung, khỏe khoắn.

- Các NHTM cũng đã ý thức rất rõ tầm quan trọng của công tác quảng cáo trong việc quảng bá thương hiệu. Hiện nay, các NHTM thi nhau tiến hành quảng cáo dưới rất nhiều hình thức như: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet... Nội dung quảng cáo cũng đã bước đầu lôi cuốn được khách hàng với những hình ảnh sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng như thẻ rút tiền tự động, dịch vụ chuyển tiền nhanh, truy vấn số dư tài khoản, trả tiền điện, nước, trả lương… Phần lớn các NHTM đều thuê các công ty quảng cáo chuyên nghiệp để thiết kế nội dung.

- Hoạt động PR được các NHTM sử dụng ngày càng rộng rãi, chủ yếu là tài trợ, từ thiện. Nhiều ngân hàng bảo trợ cho các chương trình thông tin kinh tế, sự kiện kinh tế trong tuần hay các cuộc thi trên truyền hình như: cuộc thi “Khởi nghiệp” do VP Bank tài trợ, VIB với “Ở nhà chủ nhật”. Ngoài ra, hoạt động từ thiện cũng là một trong những công cụ xây dựng thương hiệu tốt nhất của các NHTM. Tiêu biểu là Ngân hàng Ngoại thương, NHNo&PTNT với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng cho các Quỹ người nghèo, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng,...

Trên đây là một số phương thức mà các NHTM Việt Nam hiện nay sử dụng để xây dựng thương hiệu. Qua đó, NHNo&PTNTVN có thể học hỏi và có cách xây dựng thương hiệu cho riêng mình, phù hợp với mục tiêu, tiềm lực của ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương hiệu Xây dựng thương hiệu ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w