3.2.5.1. Nhóm các giải pháp về kinh tế
- Nhanh chóng xây dựng hạ tầng giao thông đô thị hiện đại, ưu tiên xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đô thị đáp ứng vận tải nhanh, khối lượng lớn để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn Quận.
- Xây dựng, thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn Quận để đảm bảo phát triển giao thông trên địa bàn, có kế hoạch dài hạn, hài hòa, hợp lý và gắn kết được với hệ thống giao thông vận tải quốc gia. Kiện toàn tổ chức và hoàn thiện thể chế quản lý đối với giao thông trên địa bàn Quận.
- Chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn Quận, đặc biệt vềđường bộ: tập trung cải tạo mạng lưới đường bộ, tăng tính liên kết mạng lưới và
đảm bảo giao thông thông suốt, liên tục. Chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đô thị bền vững đảm bảo tính liên kết giữa các trung tâm kinh tế để đáp ứng nhu cầu vận tải chất lượng ngày càng cao đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển.
- Quận cần tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp và bảo trì luồng tuyến, tham gia
đầu tư phát triển các đầu mối giao thông ở các khu vực quan trọng đểđảm bảo tính chủ động trong hoạt động khai thác hệ thống giao thông đô thị phục vụ phát triển
119
kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận.
3.2.5.2. Nhóm các giải pháp về xã hội
- Tăng khả năng tiếp cận cho mọi đối tượng tham gia giao thông:
- Xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông: mở rộng, cải tuyến các đoạn tuyến thường xảy ra tai nạn giao thông; ưu tiên phát triển hệ thống giao thông thông minh để quản lý, điều hành giao thông, đặc biệt cho các tuyến
đường cao tốc và tốc độ cao.
- Tăng cường công tác kiểm soát giao thông và cưỡng chế thực hiện vi phạm ATGT và lấn chiếm hành lang ATGT.
- Thẩm định ATGT đối với các dự án xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông
đô thị trên địa bàn Quận. Tăng cường công tác phổ biến giáo dục ATGT: tổ chức giáo dục tuyên truyền ATGT ở các trường học, cơ quan và tổ chức xã hội…
- Giành quỹđất hợp lý cho phát triển hạ tầng giao thông đô thịđặc biệt là các
đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế; Gắn liền việc GPMB với tái định cư, đảm bảo nguyên tắc tạo cho người thuộc diện tái định cư có đời sống và việc làm tốt hơn nơi
ở cũ.
3.2.5.3. Nhóm các giải pháp về môi trường
- Lồng ghép quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị với quy hoạch bảo vệ môi trường: giải pháp tổng hợp quan trọng nhất và có hiệu quả nhất trong bảo vệ môi trường là lồng ghép bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn Quận. Chính vì vậy, để đạt được các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển biền vững ngành thì các chiến lược phát triển kinh tế xã hội và hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn Quận cần phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ
môi trường.
- Thực hiện nghiêm chỉnh việc đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án quy hoạch phát triển, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư
120
- Xem xét môi trường đối với quy hoạch phát triển vận tải đường bộ và
đường sắt: giao thông vận tải đường bộ và đường sắt được xem xét là hoạt động giao thông vận tải tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chiếm dụng quỹ đất lớn và phát thải lượng lớn các chất ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Chính vì vậy, các vấn đề môi trường cần phải được xem xét, cân nhắc trong quá trình lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ, đặc biệt là khi các quy hoạch đi qua các vùng sinh thái nhạy cảm và qua các khu đô thị đông đúc. Việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch nhằm có các giải pháp bảo vệ môi trường hợp lý và tránh được các tác động phát sinh và các tác động dài hạn đến môi trường trong giai đoạn khai thác vận tải.
- Khuyến khích thực hiện và ứng dụng các nghiên cứu khoa học công nghệ. Thúc đẩy việc ứng dụng các hệ thống và công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình thực hiện phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông đô thị nhằm hạn chế các rủi ro, tác động môi trường như công nghệ trong nạo vét lòng sông… Nghiên cứu khả năng và khuyến khích việc đưa vào vận hành các phương tiện sạch hoặc phương tiện có thể sử dụng nhiên liệu sạch như nghiên cứu khả năng dùng nhiên liệu ít độc hại tới môi trường.
3.2.5.4. Nhóm các giải pháp về thể chế
- Tiếp tục thực hiện các chương trình nâng cao ATGT đường bộ
- Dành quỹđất cho phát triển hạ tầng giao thông đô thị hợp lý đảm bảo phát triển lâu dài (quỹ đất cho hạ tầng giao thông vận tải chiếm khoảng 3% đất xây dựng), quỹ đất cho hạ tầng giao thông đô thị phải bảo đảm 20-25 % quỹ đất xây dựng đô thị.
- Có chính sách ưu đãi sử dụng đất để thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các dự án hạ tầng giao thông đô thị.
- Có chính sách đền bù đất hợp lý cho người có đất bị thu hồi và phải di dời tái định cư.
121
KẾT LUẬN
Một trong các yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển và thành công của nhiều lĩnh vực kinh tếđó chính là cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Sự phát triển và hiện đại hoá các lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của đô thị. Quy hoạch phát triển không gian chỉđược thực hiện hiệu quả
khi hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng giao thông đô thịđược xây dựng đồng bộ và đi trước một bước. Do đó, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo và quản lý hạ tầng giao thông đô thị sẽ góp phần nâng cao chất lượng đô thị, tạo lập được các không gian
đáp ứng hài hoà các nhu cầu sử dụng cho con người cả về vật chất và tinh thần. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đô thị trên mọi lĩnh vực thì hệ thông giao thông đô thị ngày càng có ý nghĩa quan trọng với chức năng mở rộng mối quan hệ giao lưu giữa các vùng với nhau, nhằm phục vụ phát triển sản xuất, phục vụ đời sống và đảm bảo các yếu tố về môi trường đô thị.
Quản lý hệ thống giao thông đô thị là hoạt động chủ yếu mang tính chất quyền lực của cơ quan hành chính Nhà nước, nhằm tạo ra các điều kiện để xác lập, duy trì và ổn định các quan hệ về giao thông theo quy định về pháp luật giao thông.
Để thiết lập, quản lý và duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho hoạt động Nhà nước có hiệu quả thì cần phải tăng cường quản lý Nhà nước về trật tự ATGT.
Hoạt động quản lý hệ thống giao thông đô thịở quận Long Biên, Hà Nội với tư tưởng “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”; Điều hành “Bài bản, khoa học, quyết liệt”; Tổ chức thực hiện “Sáng tạo, thận trọng, chắc chắn” đã làm nên hệ
thống đường giao thông đô thị phát triển nhanh, bền vững, tạo được bộ mặt đô thị
khang trang, có những tuyến đường trở thành một trong những tuyến đường mẫu của Thành phố Hà Nội, nó góp phần hạn chế được phần nào tai nạn giao thông xảy ra, bảo đảm trật tự ATGT trên các tuyến đường... mang lại cho người dân một cuộc sống bình yên hơn. Chính vì vậy, Quận Long Biên cần phải tích cực nữa trong công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý hệ thống giao thông đô thị nói riêng của mình với hy vọng rằng sẽđem lại một bộ mặt mới cho thủđô.
122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, TS Đỗ Thị Hải Hà, (2012), Giáo trình “Quản lý học”, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
2. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu, (2010), Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế”, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
3. PGS.TS Bùi Xuân Cậy, (2009), Giáo trình “Đường đô thị và tổ chức giao thông”, NXB Đại học giao thông vận tải Hà Nội.
4. PGS.TS Phan Cao Thọ, (2008), Giáo trình “Giao thông đô thị và chuyên đề đường”, NXB Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
5. UBND Quận Long Biên, Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quận Long Biên năm 2012.
6. UBND Quận Long Biên, Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quận Long Biên 2012.
7. UBND Quận Long Biên, Báo cáo Sơ kết 5 năm (2008-2012) công tác xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách trên địa bàn Quận Long Biên.
8. UBND Quận Long Biên, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội Quận Long Biên các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.
9. UBND Quận Long Biên, Chương trình 03-CTr/QU Tập trung phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung theo hướng đồng bộ, hiện đại, Tăng cường công tác quản lý đô thị. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
123 13. Học viện hành chính quốc gia năm 2011, Giáo trình: Quản lý hành chính nhà nước, NXB Giáo dục 14. Luật đầu tư (2005). 15. Luật xây dựng (2003).
16. Luật Giao thông đường bộ 2008.
17. Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT
18. Nghịđịnh 11/2010/NĐ-CP quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB 19. Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết
cấu hạ tầng GTĐB
20. Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 Quy định một số điều về sử phạt hành chính trong giao thông đường bộ.
21. Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của NghịĐịnh 34/2012/NĐ-CP.
22. Thông tư 10/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì đường bộ
23. Thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
24. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (QCVN07: 2010/BXD).
25. Quyết định số 5043/2012/QĐ –UBND ngày 6/12/2012 về Ban hành quy định về
liên thông giải quyết một số thủ tục hành chính trong quản lý các dự án đầu tư
xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội của UBND TP Hà Nội.
26. UBND Quận Long Biên,Kế hoạch thực hiện chương trình 03-CTr/QU các năm 2011, 2013.
124
27. UBND Quận Long Biên, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Quận Long Biên 2008-2012.
125
PHỤ LỤC
Ảnh 1: Cầu Thanh trì
126
Ảnh 3: Cầu Chương Dương
127
Ảnh 5: Đường 22
128
Ảnh 7: Đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự
129