thông đô thị
Quận Long Biên giàu tiềm năng về phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị
trong Quận phải đi trước một bước theo hướng đảm bảo lâu dài, từng bước hiện đại
97
- Quận cần phải có kế hoạch đầu tư cải tạo nâng cấp, xây dựng mới các tuyến giao thông và các công trình phục vụ vận tải phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo đúng các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
- Căn cứ vào các quy hoạch, đề án đã phê duyệt, UBND Quận Long Biên cần xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn Quận quản lý, cụ thể hoá thành các kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông 5 năm và hàng năm. Cần phải huy động mọi tiềm năng thực hiện các mục tiêu đề ra. UBND Quận Long Biên cần phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế
hoạch cụ thểđể từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại về
kết cấu hạ tầng, về vận tải và công nghiệp giao thông đáp ứng nhu cầu về giao thông với chất lượng ngày càng cao, tiện nghi, an toàn, nhanh chóng và bảo vệ môi trường.
- UBND Quận cần phải định hướng kế hoạch phát triển, hướng dẫn vay vốn tín dụng ưu đãi và đầu tư một số hạng mục hạ tầng giao thông quan trọng, công trình trọng điểm trong hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị. Ngân sách Quận cần đầu tư lập quy hoạch chi tiết các bến xe, bãi đỗ xe trong Quận; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan quản lý nhà nước và Ban Quản lý các bến xe, xây dựng các chốt, trạm cảnh sát làm công tác an ninh, trật tự; đầu tư sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng trên các tuyến xe buýt của Quận.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị là cơ sởđể đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông hợp lý và thống nhất trong toàn Quận, có quy mô phù hợp với từng phường trong Quận, hình thành những trục giao thông kết nối các cụm, khu vực phát triển kinh tế của Quận, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành giao thông vận tải. Để công tác quy hoạch có tính khả thi cao thì Quận cần quan tâm thực hiện những công việc sau:
+ Quy hoạch phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển KT-XH của Quận, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị quốc gia, vùng, lãnh thổ, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đồng bộ với quy hoạch của ngành, lĩnh
98
vực khác.
+ Việc đề xuất và thực hiện quy hoạch có lộ trình dài, UBND Quận Long Biên cần chú trọng việc khảo sát và làm việc với các địa phương lân cận để cập nhật các kế hoạch, đề án phát triển hạ tầng giao thông đô thị có liên quan, đề xuất thực hiện tạo ra các bước đột phá lớn về nhận thức trong công tác quy hoạch, trong đó tập trung vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông mới, mở một số tuyến
đường giao thông nối với các vùng trọng điểm của Quận đi lại còn khó khăn, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm trật tự ATGT, nâng cao năng lực quản lý hạ
tầng giao thông đô thị của chính quyền cấp Quận.
+ Phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển KT-XH như: sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng dân số, lực lượng lao động, học sinh, sinh viên và mức sống của người dân là những dữ liệu quan trọng để lập quy hoạch phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn Quận.
+ Nghiên cứu quy hoạch phát triển đô thị, khu tập trung dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển du lịch...; phân tích đặc điểm nhu cầu đi lại của nhân dân để dự báo nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông đô thị, trên cơ sở đó đề
xuất các chính sách phù hợp để thu hút các đối tượng, các thành phần kinh tế tham gia vào quản lý, đầu tư và phát triển hạ tầng giao thông đô thị.
Trong thời gian tới, Quận Long Biên cần phải tập trung nguồn lực để thực hiện một số đề xuất về quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn Quận như
sau:
(1) Giao thông đối ngoại: * Đường bộ:
Ngoài các tuyến đường Quốc lộ hiện có được nâng cấp, cải tạo sẽ xây dựng mới các tuyến sau:
- Tuyến đường cao tốc mới Hà Nội - Hải Phòng: Dự kiến nằm phía Nam
99
- Tuyến đường liên Quận Hà Nội - Hưng Yên. * Bến xe khách:
- Bến xe khách Gia Lâm từ nay đến năm 2015 là bến xe khách liên Quận phía Bắc và Đông Bắc của thành phố, sau năm 2020 là bến đầu cuối cho xe buýt.
- Bến xe khách liên Quận Gia Thụy. - Bến xe Thượng Thanh.
* Đường sắt:
Các tuyến đường sắt Quốc gia và nhà ga hiện có trên địa bàn quận Long Biên
được cải tạo sử dụng kết hợp giữa đường sắt Quốc gia và đường sắt đô thị. * Đường thủy:
Xây dựng các cảng, bến, các điểm khai thác vật liệu xây dựng, cải thiện điều kiện thoát lũ và phục vụ giao thông thủy.Yêu cầu thoát lũ và các công trình chỉnh trị
sông Hồng, sông Đuống.
* Đường hàng không:
Sân bay Gia Lâm được sử dụng phục vụ hàng không nội địa kết hợp yêu cầu an ninh quốc phòng. Quy mô và các yêu cầu cụ thể của các công trình giao thông
đối ngoại được nghiên cứu thực hiện theo dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
(2) Giao thông đối nội: * Mạng lưới đường:
- Các tuyến đường chính thành phố:
+ Đường vành đai 3 (đoạn từ Cầu Thanh Trì đến cầu Phù Đổng) có chức năng đường vành đai cao tốc đô thị, quy mô 06 làn xe cao tốc và đường gom 2 bên phục vụ giao thông khu vực, chiều rộng mặt cắt ngang cụ thể thực hiện theo dự án riêng.
100
+ Tuyến đường Cầu Chui - Đông Trù bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=68m.
+ Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=42m. + Tuyến đường Ngô Gia Tự, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=48m. + Tuyến đường Nguyễn Văn Linh, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=60m.
- Các tuyến đường liên khu vực:
+ Đường vành đai 2 (Cầu Vĩnh Tuy đến đường Nguyễn Văn Linh): mặt cắt ngang điển hình B = 57,5 - 60 m.
+ Tuyến đường liên khu vực (phía Đông khu đô thị mới Việt Hưng) nối
đường Ngô Gia Tự với đường vành đai 3, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=48m.
- Các tuyến đường cấp khu vực:
+ Đường cấp khu vực có bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=35m ÷ 40m.
+ Điều chỉnh đường Thạch Bàn - Ngọc Thụy - Thượng Thanh (theo QHCT huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/5000 đã phê duyệt là đường phân khu vực bề rộng mặt cắt ngang B=30m) là cấp đường khu vực có bề rộng mặt cắt ngang B=40m.
+ Xây dựng tuyến đường khu vực kết hợp sử dụng đường hiện có trên đê sông Đuống đoạn từ Cầu Đuống đến đê sông Hồng.
- Các tuyến đường phân khu vực: có mặt cắt ngang điển hình B= 22m đến 30m.
+ Điều chỉnh tuyến đường phân khu vực đã phê duyệt trong dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Lệ Mật.
- Mạng đường nhánh: có mặt cắt ngang điển hình B= 13,5m đến 22m.
+ Các tuyến đường nhánh trong khu vực làng xóm, dân cư hiện có được cải tạo, nâng cấp để cải thiện điều kiện giao thông và hạ tầng kỹ thuật . Sẽ được xác
101
+ Đối với Khu vực ngoài đê sông Hồng và Sông Đuống: được cải tạo nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới đường giao thông trên cơ sởđường hiện có. Khi thực hiện các dự án trong khu vực này cần có thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
* Các nút giao thông chính :
Xây dựng một số nút giao thông khác mức trên các tuyến đường chính đô thị
tại các vị trí sau : - Cầu Chui; - Nam cầu Đuống; - Nam cầu Đông Trù;
- Nút giao giữa đường Nguyễn Văn Linh với đường dẫn lên cầu Vĩnh Tuy, Cầu Thanh Trì;
- Nút giao giữa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường Vành đai 3. Các nút giao thông khác giữa các tuyến đường có cấp hạng thấp hơn tổ chức giao cùng mức.
* Các cầu qua sông:
Ngoài các cầu qua sông Hông, Sông Đuống đã và đang xây dựng như: Cầu Long Biên, Chương Dương, cầu Đuống , Phù Đổng, Vĩnh Tuy, Thanh Trì sẽ xây dựng thêm các cầu : cầu Đuống mới, cầu Đông Trù, cầu qua sông Đuống tại khu vực Bắc Cầu và các cầu đường sắt vành đai, đường sắt đô thị.
Việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cầu sẽ được nghiên cứu và xác
định cụ thể theo dự án riêng. * Quảng trường giao thông:
Xây dựng một số quảng trường kết hợp yêu cầu giao thông, vườn hoa, cây xanh tạo cảnh quan cho đô thị tại các khu vực: Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Phúc
102
Đồng, Thạch Bàn... * Bãi đỗ xe:
Ngoài bến xe Gia Lâm hiện có xây dựng mới một số bến, bãi đỗ xe tập trung tại các khu vực : Thượng Thanh, Gia Thụy... Khi lập các quy hoạch chi tiết các khu
đô thịở tỉ lệ 1/500 và các dự án xây dựng các công trình công cộng, nhà ở cao tầng cần bố trí các bãi đỗ xe phân tán để giải quyết nhu cầu đỗ xe trong các khu đô thị và của công trình để đảm bảo chỉ tiêu giao thông tĩnh đã xác định trong Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phốđến năm 2020, được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số
165/2003/QĐ-UB, ngày 02 tháng 12 năm 2003. * Giao thông công cộng:
Tổ chức giao thông công cộng trên địa bàn quận nằm trong tổng thể hệ thống giao thông công cộng của Thành phố. Phương thức vận tải hành khách công cộng trên địa bàn quận chủ yếu là 2 tuyến đường sắt đô thị và mạng lưới xe buýt.
* Đường sắt đô thị:
- Đường sắt đô thị trên cao Ngọc Hồi - Yên Viên.
- Đường sắt đô thị trên cao dọc theo quốc lộ 5 và đường Cầu Chui - Đông Trù sang Đông Anh.
Hai tuyến đường sắt này sẽ kết hợp sử dụng chung giữa đường sắt đô thị và
đường sắt quốc gia và được thực hiện theo dự án riêng. * Xe buýt:
Tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên mạng lưới đường từ
cấp phân khu vực trở lên, khoảng cách giữa các điểm đỗ 300m÷500m.