Thực trạng quy hoạch, kế hoạch phát triển hạt ầng giao thông đô thị trên địa

Một phần của tài liệu Quản lý hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn quận long biên, hà nội (Trang 52)

địa bàn Quận

2.3.1.1. Vai trò của quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn

Quận Long Biên

Như đã phân tích ở chương lý luận, công tác quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận Long Biên. Các mục tiêu cụ thể như sau:

- Trên cơ sở nhận thức và những việc làm cụ thể từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, phát huy tối đa mọi nguồn lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợđầu tưđể phát triển các hạng mục theo Quy hoạch, đáp ứng yêu cầu hợp tác phát triển kinh tế nội tuyến và hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại trên tuyến hành lang kinh tế.

- Tận dụng tối đa những lợi thế, giảm thiểu những thách thức đặt ra với Quận Long Biên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị nói riêng, chủ động triển khai các giải pháp, kế hoạch cụ

44

thể để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của Quận theo lộ trình thời gian thích hợp phù hợp với sự phát triển chung của các tỉnh trong tuyến hành lang, bảo

đảm các yếu tố cần thiết cho sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và các hoạt động giao thương cụ thể theo định hướng tăng trưởng chung của Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Trên cơ sở Quy hoạch và các điều kiện thực tế, khả năng phát triển của Quận, xây dựng Kế hoạch phát triển định hướng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị đến 2025 theo từng khoảng thời gian, đồng thời bổ sung một số hạng mục để đảm bảo yếu tố phát triển động bộ mặt bằng phát triển trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Quận trong việc tích cực, chủ động phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của Quận theo Quy hoạch; Xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng cấp, ngành của Quận để đẩy mạnh thu hút đầu tư, từng bước phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

đô thị của Quận.

- Cụ thể hoá một bước các định hướng phát triển mạng lưới giao thông trên

địa bàn Quận.

- Xác định được các chỉ tiêu cơ bản của mạng lưới đường giao thông trong khu vực Quận Long Biên phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn đã ban hành.

- Bước đầu tạo điều kiện giải quyết ách tắc giao thông trên hướng cửa ô phía

Đông và Đông Bắc của Thành phố.

- Làm cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng phát triển đô thị cũng như phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2.3.1.2. Thực trạng quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn

Quận Long Biên

Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn Quận Long Biên

được các phòng, ban, ngành, Ban Chủ nhiệm các chương trình quản lý hạ tầng giao thông đô thị Quận xây dựng như sau:

45

* Những nguyên tắc chung của quy hoạch:

- Mạng lưới giao thông chính Quận Long Biên phải được thiết kế theo quy hoạch tổng thể, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủđô Hà Nội và các quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bổ sung, cập nhật các quy hoạch chi tiết, chỉ giới đường đỏ các tuyến

đường được duyệt... trên cơ sở đó điều chỉnh cục bộ một số tuyến đường, mặt cắt ngang đường... cho phù hợp với cơ cấu chức năng sử dụng đất đồng thời đảm bảo mật độ mạng lưới đường, tỷ trọng đất đường theo quy chuẩn xây dựng đã được ban hành.

- Xác định các đầu mối giao thông chính trên địa bàn Quận bao gồm: đường hàng không, đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, bến cảng, bến xe, bãi đỗ xe...

đảm bảo đáp ứng được cho nhu cầu phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn Quận nói riêng cũng như giao thông trên cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố nói chung.

* Nội dung của quy hoạch:Mạng lưới giao thông phải được xem xét theo cơ

cấu chức năng sử dụng đất của đô thị, đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản theo Quy chuẩn, tiêu chuẩn và các chỉ tiêu theo quy hoạch đã được phê duyệt (có tính đến hiện trạng của khu vực).

- Giao thông đối ngoại:Nằm trong cơ cấu giao thông chung của Thành phố, trong Quận Long Biên hiện có một sốđầu mối giao thông đối ngoại quan trọng sau:

+ Đường bộ:

Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: theo dự án tiền khả thi do Bộ

Giao thông Vận tải đang lập tuyến đường cao tốc này dự kiến có hướng tuyến chạy về phía Nam đường quốc lộ 5 cũ. Điểm đầu tuyến sẽđấu vào tuyến đường Vành đai 3. Dự kiến tuyến đường này có bề rộng mặt cắt ngang B=60m.

Tuyến đường Hà Nội - Hưng Yên: điểm đầu tuyến sẽ đấu vào tuyến đường Vành đai 3, tuyến đường này có chức năng là đường liên tỉnh nối Hà Nội với Hưng

46

Yên. Dự kiến tuyến đường này có bề rộng mặt cắt ngang B=40m.

+ Bến xe khách:

Trong địa bàn Quận hiện có bến xe khách Gia Lâm là bến xe khách liên tỉnh phía Bắc và Đông Bắc của thành phố, quy mô bến xe này khoảng 1,4 ha. Theo Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2020, được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số

165/2003/ QĐ-UB , ngày 02 tháng 12 năm 2003 trong Quận Long Biên sau năm 2010 sẽ xây dựng bến xe khách Gia Thụy thay thế cho bến xe Gia Lâm (vị trí ở phía Bắc nút Cầu Chui) quy mô 5 ha và 5 ha còn lại để xây dựng Trung tâm dịch vụ kỹ

thuật phương tiện phía Bắc. Bến xe Gia Lâm sẽ chuyển sang chức năng làm điểm

đầu cuối cho xe buýt và bãi đỗ xe..

Xây dựng bến xe khách tại vị trí đã xác định trong QHCT Khu đô thị

Thượng Thanh tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt có diện tích khoảng 1,23 ha.

+ Đường sắt:

Khu vực Quận Long Biên là nơi tập trung các đầu mối đường sắt quan trọng của thành phố, trong khu vực Quận có 02 tuyến đường sắt quốc gia:

Tuyến đường sắt đi các tỉnh phía Bắc: nối từ ga Hà Nội đến ga Gia Lâm và ga Yên Viên đi các tỉnh phía Bắc chạy song song với quốc lộ 1A đi Bắc Giang - Lạng Sơn. Theo dự án của ngành đường sắt đang lập “Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị trên cao: Ga Hà Nội - Ga Yên Viên” tuyến đường sắt này sẽ kết hợp giữa

đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị đi trên cao. Trong đồ án này đã xác định hành lang bố trí tuyến đường sắt này.

Tuyến đường sắt đi các tỉnh phía Đông Bắc: nối từ ga Hà Nội đến ga Gia Lâm và đi Hải Phòng, Quảng Ninh chạy song song với quốc lộ 5: về lâu dài tuyến

đường sắt này cũng dự kiến đi trên cao, kết hợp giữa đường sắt quốc gia và đường sắt đô thịđến ga Cổ Bi.

47

đai. Trong đồ án này đã xác định hành lang dự trữ xây dựng tuyến đường sắt trên. Theo Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 06 năm 1998 và Quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm (phần Quy hoạch sử dụng đất và giao thông) tỷ lệ 1/5000 đã được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 74/1999/QĐ-UB ngày 01 tháng 9 năm 1999 còn dự kiến bố trí tuyến

đường sắt nối vào ga Thượng Đồng để phục vụ cho Khu công nghiệp Sài Đồng. Hiện nay đang có chủ trương của thành phố về chuyển đổi mục đích khu công nghiệp Sài Đồng, tuy nhiên trong đồ án này vẫn xác định đủ quỹ đất xây dựng ga Thượng Đồng và tuyến đường sắt vào ga. Nếu sau này Khu công nghiệp Sài Đồng

được chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ chuyển quỹ đất xây dựng Ga và đường sắt sang phục vụ cho nhu cầu giao thông như xây dựng quảng trường, bãi đỗ xe...

+ Ga đường sắt:

Ga Gia Lâm: là ga quan trọng nhất, hiện nay chủ yếu sử dụng là ga lập tầu hàng, theo quy hoạch ga Gia Lâm sẽ chuyển từ chức năng ga hàng hóa sang ga hành khách; Chiều dài ga khoảng: 1200m,Diên tích khoảng: 9,2 ha.

Ga Cầu Bây: là ga thông qua chủ yếu có chức năng là ga xép, theo quy hoạch sẽ chuyển chức năng sang làm điểm đỗ cho tuyến đường sắt đô thị;

Ga Thượng Đồng: ga cụt chủ yếu phục vụ cho Khu công nghiệp Sài Đồng; Chiều dài ga khoảng: 1100m, Diện tích khoảng: 25ha.

+ Đường thủy: Quận Long Biên được giới hạn bởi sông Hồng và Sông

Đuống. Hiện sông Hồng và sông Đuống đang được sử dụng là những tuyến vận tải thủy chính của thành phố. Hiện có một số cảng đang sử dụng là cảng Đức Giang (chủ yếu cho vận chuyển xăng dầu) và cảng BồĐề (sử dụng cho quân sự). Dọc theo các bãi sông Hồng và sông Đuống có một số bến bãi khai thác vật liệu. Ngoài ra tuyến đường thủy dọc sông Hồng còn phục vụ cho du lịch và tàu khách.

48

chiếm đất khoảng 172 ha. Hiện tại sân bay này sử dụng chung giữa dân dụng với mục đích quân sự. Có hai đường băng chính theo hướng Tây Nam-Đông Bắc giới hạn bởi đê sông Hồng và quốc lộ 5, chiều dài đường băng khoảng 2000m, chiều rộng 150m. Do sân bay này vẫn đang tiếp tục sử dụng nên phải đảm bảo các yêu cầu khống chế của sân bay đặc biệt là loa bay. Về lâu dài kiến nghị các cấp có thẩm quyền chuyển sân bay này sang chỉ phục vụ cho máy bay trực thăng (sân bay taxi).

- Giao thông đối nội:

+ Mạng lưới đường: Mạng lưới đường giao thông trong khu vực Quận bao gồm đầy đủ các cấp hạng đường: đường chính và liên khu vực, đường khu vực,

đường phân khu vực và đường nhánh.

+ Các tuyến đường chính trên địa bàn Quận gồm:

Tuyến đường vành đai 3 đoạn từ Cầu Thanh Trì đến cầu Phù Đổng, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=80m.

Tuyến đường Cầu Chui-Đông Trù (dự án xây dựng đã được duyệt, hiện đang triển khai XD), bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=68m.

Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=42m.

Tuyến đường Ngô Gia Tự, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=48m. Tuyến đường Nguyễn Văn Linh, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=60m.

+ Các tuyến đường liên khu vực trên địa bàn Quận gồm:

Tuyến đường vành đai 2 (Cầu Vĩnh Tuy đến đường Nguyễn Văn Linh, dự án xây dựng đã được duyệt, hiện đang triển khai), bề rộng mặt cắt ngang điển hình 57,5m; 60m.

Tuyến đường liên khu vực phía Đông khu đô thị mới Việt Hưng nối với

đường vành đai 3, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=48m.

49

Về vị trí và quy mô cơ bản tuân thủ theo quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm 1/5000 đã xác định có bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=35m

÷ 40m. riêng Đối với tuyến đường khu vực Thạch Bàn-Ngọc Thụy.Trong QHCT huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/5000 đã được phê duyệt tuyến đường này có chức năng là

đường phân khu vực bề rộng mặt cắt ngang B=30m, tuy nhiên trong đồ án QHCT Quận này đề nghị nâng lên cấp đường khu vực có bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=40m.

+ Các tuyến đường phân khu vực: có mặt cắt ngang điển hình B= 22m đến 30m.

+ Mạng đường nhánh: có mặt cắt ngang điển hình B= 13,5m đến 22m.

Đối với khu vực các làng, xóm hiện có thuộc các xã và thị trấn thuộc huyện Gia Lâm trước đây như Thạch Bàn, Long Biên, Ngọc Thụy, Sài Đồng... giải pháp quy hoạch giao thông ở đây là cải tạo các ngõ, ngách hiện có và mở một số tuyến

đường nhánh mới đi qua các khu vực có mật độ xây dựng thấp.

Đối với Khu vực ngoài đê sông Hồng và Sông Đuống: Đây là khu vực hiện nay có một số cụm dân cư đã sinh sống và nằm trong phạm vi hành lang thoát lũ

của Sông Hồng và Sông Đuống. Vì vậy mạng lưới đường giao thông vẫn chủ yếu là cải tạo mạng lưới đường giao thông trên cơ sở đường hiện cónhằm tạo điều kiện cho phục vụ cho phần dân cư này.

Đối với khu vực di tích Đình, Chùa Lệ Mật, mạng lưới đường giao thông có

điều chỉnh so với Đồ án Quy hoạch chi tiết tuyến đường nối từ khu đô thị mới Việt Hưng ra đường 5 - huyện Gia Lâm - Hà Nội, tỷ lệ 1/500 đã được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 122/2003/QĐ-UB ngày 07 tháng 10 năm 2003 theo chỉ đạo tại Công văn số 4321/UB-XDĐT ngày 03 tháng 10 năm 2005 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc Tuyến đường nối Khu Đô thị

mới Việt Hưng ra đường 5 và Khu vực Đình Lê Mật.

50

yếu là hình thức giao bằng, Ngoài ra có một số nút giao thông quan trọng tổ chức giao khác cốt như: Nút Cầu Chui; Nút Nam cầu Đuống; Nút Nam cầu Đông Trù;…

- Các cầu qua sông: Cầu Long Biên; Cầu Chương Dương; Cầu Đuống; Cầu Phù Đổng; Cầu Thanh Trì; Cầu Vĩnh Tuy; Cầu Đông Trù; Cầu tại khu vực Bắc Cầu.

- Quảng trường giao thông: Dự kiến một số vị trí quảng trường kết hợp giữa giao thông với các yêu cầu về cảnh quan kiến trúc như tại các khu vực: Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Phúc Đồng, Thạch Bàn. Các quảng trường này chủ yếu nằm trong các khu vực công viên.

- Bãi đỗ xe: Khu vực Quận Long Biên được xác định là khu vực phát triển các đô thị mới, cùng với mạng lưới đường, vườn đề các điểm đỗ xe công cộng ( giao thông tĩnh ) được đặt ra và xem xét trong quá trình lập quy hoạch. Căn cứ các chỉ tiêu về quỹđất cho các bãi đỗ xe đã được Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2020, được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 165/2003/ QĐ-UB , ngày 02 tháng 12 năm 2003. Khu vực Quận Long Biên thuộc khu vực phát triển xây dựng mới chỉ tiêu đất bãi đỗ xe là 3,0% ÷ 3,5% diện tích đất xây dựng đô thị hoặc 4,0 ÷ 4,5m2/người. Trong đồ án này dự kiến phân bổ diện tích bãi đỗ xe là 411400 m2 (đạt 1,17m2/người); Diện tích bãi đỗ xe còn thiếu sẽ tiếp tục được phân bổ khi thực hiện các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

- Giao thông công cộng: Dự kiến hệ thống giao thông công cộng trong khu vực này sẽ bao gồm các loại hình sau:

+ Đường sắt đô thị: Theo quy hoạch dự kiến có tuyến đường đường sắt đô thị trên cao đi từ ga Hà Nội đến ga Yên Viên và Tuyến đường sắt đô thị Cổ Bi -

Đông Anh: đi dọc theo quốc lộ 5 và đường Cầu Chui - Đông Trù sang Đông Anh.

+ Xe buýt: Dự kiến trên các tuyến giao thông chính nhưđường Nguyễn Văn Cừ, Đường Ngô Gia Tự, đường Nguyễn Văn Linh, đường Cầu Chui-Đông trù,

51

đường vành đai 3 và các tuyến đường cấp phân khu vực trở lên được tổ chức các tuyến giao thông xe buýt, khoảng cách giữa các điểm đỗ từ 300m÷500m.

Mt s ch tiêu chính:

- Tổng diện tích Quận Long Biên: 6038,24 ha

Một phần của tài liệu Quản lý hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn quận long biên, hà nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)